Cuộc hội ngộ của những họa sĩ “ăn mày dĩ vãng”

(Sóng trẻ) – Triển lãm mỹ thuật “Nhóm 12” trưng bày khoảng 90 tác phẩm, sử dụng các chất liệu truyền thống như sơn mài và giấy dó – tất cả đều là những sáng tạo rất riêng mang cái nhìn dung dị về cuộc sống, đem đến cho người xem những cảm xúc mới ngay từ những chất liệu bình dị, quen thuộc nhất của mỹ thuật Việt Nam.  

“Nhóm 12” là nhóm của 12 người bạn, bao gồm 12 họa sĩ có chung niềm đam mê với tranh sơn mài. Họ đều tốt nghiệp các trường đại học Mỹ thuật danh tiếng ở trong và nài nước. Đó là những họa sĩ: Đào Tú Khương, Nguyễn Thị Nguyên Hà, Jean Cabane, Đặng Khánh Hội, Nguyễn Văn Bảng, Đào Văn Tuấn, Trần Thị Ngọc Anh, Đỗ Thị Kim Đoan, Nguyễn Thị Thu, Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Tuấn Cường và Đặng Hiền. 

Trong không gian triển lãm, các sản phẩm được trình bày đa dạng và phong phú. Trên các bức tường của phòng triển lãm treo các bức tranh khổ lớn, nhỏ sắp xếp thành nhóm theo tên tác giả. Trong đó, tranh sơn mài chiếm đa số, xếp sau đó là tranh vẽ trên giấy dó, và cuối cùng các vật phẩm điêu khắc được trưng bày ở khu trung tâm phòng triển lãm. Tất cả đều là những sản phẩm nghệ thuật sáng tạo được thai nghén ý tưởng từ nhiều năm về trước, rồi sau đó được thành hình nên bởi bàn tay tài hoa của các họa sĩ nổi tiếng. Nhóm 12 họa sĩ đến từ khắp nơi trên cả nước, họ mang trong mình tình yêu với những điều giản dị làm nên một Việt Nam xưa, bởi vậy đề tài tranh thường vô cùng giản dị: một chợ cá, một con phố, một bông cẩm chướng đỏ hay chân dung một người thân… Và chính từ trong những điều giản dị bình thường, ta cảm nhận được sự dung dị của hồn vía dân tộc, cảm nhận sự thân thuộc rất “Việt Nam”. 

11c887750_anh1.jpg
Một góc không gian triển lãm.

Thú vị hơn, trong nhóm 12 người bạn làm triển lãm về vẻ đẹp giản dị của những đồ vật quen thuộc của dân tộc, lại có cả một họa sĩ nước nài: Jean Cabane – đến từ Pháp. Ông mang đến triển lãm những bức tranh vẽ bằng giấy dó, sử dụng chất liệu quen thuộc bao đời nay người Việt dùng để vẽ tranh Đông Hồ truyền thống. Điều này chứng tỏ rằng nghệ thuật dân tộc thực sự mang vẻ đẹp đặc biệt, không chỉ khiến con người Việt Nam yêu mến mà còn khiến cho cả những nghệ sĩ nước nài ngưỡng mộ, say mê.

11c887750_anh2.jpg
Bức tranh “Nhân loại” của họa sĩ Pháp Jean Cabane vẽ trên giấy dó.

11c887750_anh3.jpg
Bức “Vùng quê” của họa sĩ Pháp Cabane.

Jean Cabane chia sẻ: “Tôi như một lữ khách ký nhận những sự kiện thông thường hàng ngày. Từng cảm nhận của tôi được ghi lại bằng chất liệu mực trên nền giấy dó, nó giản dị, được làm thủ công và có cả một lịch sử ở tại Việt Nam.”

Bên cạnh chất liệu giấy dó truyền thống, các họa sĩ của Nhóm 12 sử dụng chủ yếu chất liệu sơn mài. Họ thể hiện ý tưởng của mình thông qua hai chất liệu cơ bản đó là: tranh sơn mài và đồ vật sơn mài.

Nhóm đồ vật sơn mài của họa sĩ Trần Thị Ngọc Anh được trưng bày ngay trung tâm không gian triển lãm với đa dạng các sản phẩm: bình hoa, đĩa, hũ (be, xị), đôi cá… tất cả đều là sản phẩm sơn mài.

11c887750_anh4.jpg
Bình sơn mài.

11c887750_anh5.jpg
Đôi cá được điêu khắc tỉ mỉ với chất liệu sơn mài. 

Nhóm tranh sơn mài nổi bật với các sáng tác: Cảng cá, Những người đàn bà và cá, Cao Nguyên một ngày của Nguyễn Văn Bảng; Sen, Cây mận nở hoa của Nguyễn Thị Tiến; Thiếu nữ, Cầu mưa, Được mùa của Đặng Khánh Hội; Nhạc cụ dân tộc, Kéo lưới, Dạ khúc của Nguyễn Thị Thu; Ký ức miền quê nội, Hoa sen, Hoa mẫu đơn đỏ của Đào Văn Tuấn; Con gái của Nguyễn Thị Nguyên Hà; Chiều tà, Đồ vật cũ của Nguyễn Tuấn Cường; Xuống chợ của Đỗ Thị Kim Đoan; Trong vườn xuân của Đặng Hiền; Tìm chút riêng tư của Đào Tú Khương… và rất nhiều bức tranh giá trị khác.

48fbb8c45_anh6.jpg
Kéo lưới – Nguyễn Thị Thu.

48fbb8c45_anh7.jpg
Chùm tranh Sen – Nguyễn Thị Tiến.

48fbb8c45_anh8.jpg
Cao Nguyên một ngày – Nguyễn Văn Bảng.

Bên cạnh đó, họa sĩ Đào Tú Khương còn chia sẻ: "Học kỹ thuật sơn mài truyền thống là món quà tôi nhận được từ quê hương. Trước thực tế ở Việt Nam tôi cần bộc lộ cảm nghiệm bằng cách phối hợp lối vẽ acrylic với kỹ thuật sơn mài, trừu tượng và hiện thực."

Bằng chất liệu chủ yếu là sơn mài. triển lãm mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn đối với những nét đẹp truyền thống của Việt Nam. Không gian triển lãm lắng đọng, nhẹ nhàng như đưa người xem thoát khỏi cuộc sống phố thị ồn ào, xô bồ để được hòa mình vào thiên nhiên, con người Việt Nam hồn hậu, bình yên.

Triển lãm diễn từ ngày 5/11/2013 đến ngày 19/11/2013 tại tầng 1 và tầng 2 nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội.

Nguyễn Lê Hoài Như
Lớp Truyền hình K31A1 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN