Cuộc sống đặc biệt ở “làng da cam”

(Sóng trẻ) - Chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi đau vẫn còn để lại nặng nề qua bước chân lê lết, hình hài không lành lặn của những nạn nhân đang ngày đêm vật lộn với di chứng của chất độc da cam.

Ở làng Canh có một ngôi làng nhỏ có tên là làng Hữu Nghị. Tại đó có những em nhỏ và... không nhỏ, nhưng điểm chung của các em đều bị nhiễm chất độc màu da cam. Vì hoàn cảnh, nhiều gia đình có tới ba, bốn người con phải đưa vào làng. Các em đến đây, nài việc được nuôi dưỡng chu đáo còn được chữa trị bệnh tật, phục hồi chức năng và học cả văn hóa.

e5b323df5_5.5.jpg

Mỗi lớp học đặc biệt tại làng Hữu nghị gồm 10 học sinh với độ tuổi khác nhau. Nhiều em mới lên 6, có em đã nài 20. Những đứa trẻ ấy có thể bất chợt khóc ngằn ngặt, đột nhiên cười vô cớ, lơ đễnh, thẫn thờ ngồi khép nép nơi góc lớp.

e5b323df5_photo1490319062912.jpg

Các em phần lớn không thể đánh vần, thậm chí có thể quên mặt chữ mình đã học ngay sau đó. Một tiết dạy phát âm phải kéo dài cả buổi, một chữ cái có thể phải đọc đi đọc lại cả tháng trời nhưng có khi nay các em nói được, mai lại chẳng nhớ gì. Do vậy, giáo viên chỉ có thể lựa chọn nội dung cần thiết để dạy đối với mỗi học sinh và mức độ hoàn thành đòi hỏi cũng khác nhau.

e5b323df5_8.8.jpg
Những tác phẩm do các em học sinh vẽ

Làng Hữu nghị cũng có lớp thêu, lớp làm hoa và lớp may. Những lớp học này nhằm giúp các em phục hồi chức năng, đồng thời cũng tạo cho các em có khả năng lao động một nghề nghiệp kiếm sống ít nhiều sau khi hòa nhập với xã hội. Cũng đã có đôi ba trường hợp các em tự sống được sau khi rời làng, thậm chí còn yêu đương và lập gia đình. 

e5b323df5_photo1490319063319.jpg

Nhưng đó chỉ là số ít. Tại đây mỗi em một bệnh, có khi suốt đời không thể khỏi được. “Có nhiều em tăng động bỗng nhiên gào thét, đập đầu vào tường, khi nằm sõng soài ra nên nhà hay bới thùng rác để tìm đồ ăn…  nên việc dạy các em gặp rất nhiều khó khăn. Không đòi hỏi phải đạt trình độ này, cấp bậc khác, đối với những em tại đây, chỉ cần nhận thức được một chút thôi đã là một niềm hạnh phúc” – cô Nguyễn Thu Huyền, Chủ nhiệm lớp Giáo dục đặc biệt 3, chia sẻ.

e5b323df5_photo1490319062820.jpg

Làng Hữu nghị Việt Nam (thôn An Trai, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội) là nơi giáo dục đặc biệt của con em cựu chiến binh – những người đang từng ngày vật lộn với di chứng chất độc màu da cam. Tại đây, các em được học chữ, học nghề để hòa nhập cộng đồng và tự vươn lên trong cuộc sống. 

Hiện tại, làng có 60 em được chia thành 6 lớp bao gồm lớp học đặc biệt và lớp nghề. Các em được học tập từ 3 đến 5 năm, rồi tùy theo mức độ hòa nhập của từng em mà sẽ được về với gia đình. 

Làng Hữu nghị Việt Nam đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của tình người và lòng nhân ái, của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” và “Đền ơn đáp nghĩa” đối với các thế hệ cha anh tham gia các cuộc chiến tranh cứu nước và giữ nước.

Thúy Nga

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Cần nhiều hơn những không gian công cộng hòa nhập cho người khuyết tật

Cần nhiều hơn những không gian công cộng hòa nhập cho người khuyết tật

Tin nổi bật11 giờ trước

(Sóng trẻ) - Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024, tọa đàm tham vấn sách "Thiết kế không gian công cộng hòa nhập" tổ chức chiều 13/11 thu hút các cá nhân quan tâm đến các yếu tố cộng đồng.

Hà Nội: “Dấn thân, phiêu lưu và suy tưởng” cùng Tour Giám tuyển

Hà Nội: “Dấn thân, phiêu lưu và suy tưởng” cùng Tour Giám tuyển

Tin nổi bật17 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 13/11, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, đông đảo khán giả tham gia sự kiện "Tour Giám Tuyển" – một hoạt động nổi bật trong khuôn khổ Lễ Hội Thiết Kế Sáng Tạo 2024.

Người sáng lập “Squid Game” đặt câu hỏi về khả năng thay đổi thế giới đang suy thoái

Người sáng lập “Squid Game” đặt câu hỏi về khả năng thay đổi thế giới đang suy thoái

Tin nổi bật17 giờ trước

(Sóng trẻ) - Đạo diễn kiêm người dẫn chương trình Hwang Dong-hyuk cho biết mùa mới nhất của Squid Game thậm chí còn đi sâu hơn vào thực tế khắc nghiệt của thế giới.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN