Dân ca ví, dặm - nét văn hóa độc đáo của con người Nghệ Tĩnh

(Sóng trẻ) - Một trong những đặc trưng của dải đất bên bờ sông Lam là điệu hò câu ví ân tình, ngọt ngào, thắm đượm tình quê. Hò ví, dặm sinh ra để ngợi ca tình yêu quê hương đất nước, ngợi ca truyền thống dân tộc anh hùng, ngợi ca vẻ đẹp con người Nghệ Tĩnh, tình yêu đôi lứa ân tình thủy chung,…Với con con người nơi đây, làn điệu dân ca quê hương ăn sâu vào máu thịt, trở thành một thứ gía trị thiêng liêng, gửi gắm niềm thương, nỗi nhớ.


Hò ví, dặm, điệu hò êm ái, ngọt ngào sinh ra từ lao động sản xuất

Cũng giống như mọi loại hình nghệ thuật dân gian khác, hò ví, dặm sinh ra từ quá trình lao động sản xuất, ở đó hun đúc ý chí nghị lực, kinh nghiệm sản xuất, tình cảm gắn bó thủy chung giữa con người với con người và cao hơn cả là tình yêu quê hương đất nước.



Loại hình nghệ thuật này phổ biến trong đời sống của cộng đồng xứ Nghệ, được hát trong hầu hết mọi hoạt động đời thường từ trồng lúa, ru con, đến các buổi sinh hoạt quần chúng. Nghệ thuật hát dân ca được truyền từ đời này sang đời khác,trở thành một sợi chỉ đỏ văn hóa kết nối mọi thế hệ với nhau. Đến với bất kì làng quê nào ở Nghệ An, Hà Tĩnh nào cũng có thể nghe thấy những điệu ví, câu hò cất lên từ lòng tự hào của người dân xứ sở.

0de23f79a_danca2.png
Dân ca ví, dặm gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt của người dân lao động

Nhà thơ Huy Cận đã từng viết "Tình xứ Nghệ không mau. Nhưng bén rồi sâu lắng " thì làn ví dặm quê hương cũng thế, cái chung nhất của dân ca xứ Nghệ là sự chân thành bộc bạch, cởi mở như chính đức tính con người nơi đây " yêu thật bụng" " thương thật lòng". Nghe dân ca quê hương như hiểu hết lòng người xứ sở, cái lắng đọng của điệu hò câu ví đã nhẹ nhàng gửi gắm tâm tư, tình cảm, nỗi niềm của người dân Nghệ Tĩnh.. Nghe dân ca ví, dặm một lần, người ta nhớ mãi không quên, bởi ở đó, người ta được lắng mình cùng nhớ mong, hẹn ước, cùng khúc ca nuôi dưỡng, thanh lọc tâm hồn.

Dân ca Nghệ Tĩnh và quá trình bảo tồn, phát triển


Ngày 27/11/ 2014, dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh được UNESCO chính thức công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, và cũng từ đó đặt ra những yêu cầu về việc giữ gìn và phát huy loại hình nghệ thuật này trong đời sống văn hóa dân tộc.


Được biết, công cuộc giữ gìn và phát triển dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh đã diễn ra nhiều năm trở lại đây. Sở văn hóa Nghệ An, Hà Tĩnh thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các cuộc liên hoan dân ca ví, dặm trên toàn địa bàn, đồng thời đẩy mạnh quá trình đưa dân ca ví, dặm vào các trường học để tăng thêm tình yêu của giới trẻ đối với các giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, đất nước.
0de23f79a_a32eaa53.jpg
Đưa dân ca vào trường học là một trong những cách bảo tồn và phát triển vốn văn hóa độc đáo này

Ngay sau khi dân ca ví, dặm chính thức được UNESCO công nhận, phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An- bà Đinh Thị Lệ Thanh chia sẻ nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh như: truyền dạy dân ca bằng nhiều hình thức (đưa dân ca vào trường học; mô hình CLB; dạy hát dân ca trên internet, sóng phát thanh - truyền hình)..., đẩy mạnh tuyên truyền để mọi người hiểu hơn về giá trị của di sản; tổ chức sưu tầm, nghiên cứu về Dân ca ví, dặm; tổ chức các liên hoan ví, dặm các cấp, ban hành chính sách với các nghệ nhân, các câu lạc bộ; phục hồi một số làn điệu cổ; đồng thời, phát huy Dân ca ví, dặm làm chất liệu cho các sản phẩm đương đại trở thành những bài ca đi cùng năm tháng...Về lâu dài, công tác bảo tồn là phải phát huy tốt CLB dân ca ở các địa phương, kết hợp với các công ty lữ hành du lịch, bố trí tuor, vừa tham quan danh thắng, di tích, vừa nghe hát dân ca ở CLB. Cùng đó, Trung tâm Bảo tồn và Phát huy di sản Dân ca xứ Nghệ cần phát huy vai trò tích cực cùng các nghệ nhân ở các địa phương nghiên cứu, sáng tác, thể nghiệm các hình thức thể hiện dân ca và phối hợp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các thành viên CLB dân ca cũng như người dân ở các địa phương...


Hò ví, dặm trở thành niềm tự hào của mỗi người dân Nghệ Tĩnh, tuy nhiên, công cuộc bảo tồn và phát huy tuyệt đối mọi giá trị của loại hình nghê thuật này gặp không ít rào cản, khó khăn. Vì vậy, có thể đánh giá đây là một quá trình cấp bách và cần sự vào cuộc, chung tay của mọi tầng lớp trong xã hôi- những người yêu và thích tìm hiểu về dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh.
Thủy Tiên
Báo mạng K34

(Ảnh: Internet)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN