Đăng kí tín chỉ: vẫn là “ác mộng” của sinh viê

(Sóng Trẻ) - Ngày 24/11 vừa qua, ông Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng ĐH Nại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), phải đăng đàn xin lỗi sinh viên vì sự cố sập mạng khi đăng ký lịch môn học. Câu chuyện tưởng như rất nhỏ này lại mở ra một bất cập rất lớn với hệ thống đăng kí tín chỉ tại nhiều trường đại học hiện nay.

c5b21bc19_hocphi_uurb.jpg
Với sinh viên, không gì khổ như đăng kí tín chỉ. (Ảnh: internet)

Công nghệ 1.0 giữa thời 4.0

Hơn 20 năm áp dụng học chế tín chỉ ở Việt Nam nhưng đến nay, sinh viên nhiều trường đại học vẫn rơi vào cảnh chờ đợi mỏi mòn: có người thức thâu đêm, ăn ngủ tại chỗ, xếp hàng canh chỉ với một mục đích duy nhất: đăng ký được môn học.

 Trà My (Học viện Tài chính) chia sẻ: “Năm nay còn đỡ, chứ mấy năm trước kỳ nào mình cũng khốn khổ vì tình trạng website cổng thông tin đăng ký môn của trường bị nghẽn. Đợt thì nghẽn 1-2 tiếng, đợt thì nghẽn cả buổi. Có những kì mình phải nghỉ học ở nhà để đăng kí tín chỉ. Thời đại 4.0 rồi mà công nghệ của trường vẫn như thời 1.0 vậy!”

Nguyễn Tuấn (ĐH Nại Ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội) thì thở dài ngao ngán: “Em không biết các trường khác thế nào, chứ trường em là sinh viên khốn khổ mỗi đợt đăng kí tín chỉ luôn. Web sập liên tục, mà lúc nào cũng phải canh, chứ lỡ ra một cái là coi như kì ấy thất học luôn. Đăng kí học chuyên ngành đã vậy, đăng ký học vượt, học lại, học cải thiện còn khổ hơn cả trăm lần. Vì mọi người được tự chọn thời gian học cho phù hợp nên chỉ cần chậm một tý thôi là những lớp hợp với lịch của mình thì hết, lớp không hợp thì vẫn còn “ế” đầy.”

Khó khăn trong việc đăng kí môn, chọn thời gian học đã đành, việc được chọn giảng viên muốn học cũng là điều không thể với sinh viên nhiều trường dù đây là một trong những ưu điểm cơ bản của việc học tín chỉ. 

Lan Hương (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho biết, đã sắp ra trường rồi nhưng bạn chưa bao giờ được chọn giảng viên cho môn học. Chỉ đến khi đi học rồi bạn mới biết được thầy cô dạy mình là ai, bởi trường không công khai tên giảng viên dạy các lớp.

Cần đảm bảo được điều kiện phần mềm và nhân lực

Theo ông Nguyễn Tiến Thảo (Phó trưởng ban đào tạo, ĐH Quốc gia Hà Nội), nếu đào tạo tín chỉ một cách chuẩn chỉnh như quy định của quốc tế, sinh viên được phép chọn giảng đường, giảng viên, giờ và môn học thì trường đại học ở Việt Nam chưa làm được. Hiện, sinh viên các trường mới được chọn môn học, giảng đường, còn giờ học thì không phải tất cả được chọn và giảng viên thì gần như không thể.

Mặt khác, không phải trường ĐH nào cũng có đường truyền Internet chịu được lượng lớn sinh viên truy cập. Băng thông internet của các trường ĐH tại Việt Nam hiện nay quá hẹp, nên khi lượng lớn sinh viên đăng kí cùng lúc sẽ bị quá tải, dẫn đến tình trạng nghẽn hoặc sập. Theo tính toán, kinh phí đầu tư phải gấp 10 lần bây giờ mới không diễn ra tình trạng quá tải đăng ký môn học. 

Hiện các trường cũng đang triển khai, cố gắng áp dụng nhiều giải pháp để cải thiện vấn đề này như: quy định thời gian đăng ký cho sinh viên theo từng khoa, từng khóa; sử dụng công nghệ giảm tải, …. Thế nhưng, có thể thấy rằng, học chế tín chỉ thật sự tốt, tạo sự chủ động được cho sinh viên khi trường đảm bảo được các điều kiện phần mềm và đội ngũ nhân lực.

Phạm Thị Ngọc Quỳnh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN