Đặt tiền mùa lễ hội: Nét đẹp văn hóa bị biến tướng

(Sóng trẻ) – Càng về những ngày cuối năm , những người dân lại Việt Nam lại nô nức đua nhau đi đổi tiền lẻ để đi lễ chùa, cầu bình an. Bên cạnh hương vàng, hoa tươi thì đặt tiền đi lễ là từ lâu đã hình thành một hoạt động văn hóa trong cộng đồng. Thế nhưng, với sự phát triển của xã hội cộng với nhận thức của người dân còn hạn chế, nên hoạt động tâm linh đặt tiền này đã bị “biến tướng” và làm xấu đi cái nét đẹp truyền thống ấy. 

Đi lễ đặt tiền là một nét đẹp văn hóa

0d0a80d0a_anh_100.jpg

Bỏ tiền vào hòm công đức là nét đẹp trong tín ngưỡng của người Việt (ảnh: Quang Đức)

Về những ngày cuối năm, tết đến, xuân về là mùa các đền chùa tấp nập người đổ về hương khói, cầu bình an. Khi đi lên chùa thì người dân thường mang theo bó hoa tươi, nén nhang thơm, đồ tế lễ hoặc vàng mã... và thường không quên việc đặt tiền.

Theo TS. Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng bộ môn Văn hóa – Phát triển (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Việc đặt tiền chốn cửa Phật này là một hoạt động mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam, việc làm này thể hiện lòng thành tâm của con người trước chốn cửa Phật”. 

ce5597395_i_6761.jpg
TS. Nguyễn Ánh Hồng chia sẻ với phóng viên (ảnh: Đoàn Bổng)

Xuất phát từ quan niệm của người Á Đông là “trần sao âm vậy”, do đó khi đi lễ chùa người dân thường đặt tiền với lòng thành tâm, tôn kính dâng lên chốn cửa Phật, để mong nhận lại một sự may mắn, hanh thông, bình an và sự tĩnh tâm cho con người.

Những biến tướng!

Một điều dễ nhận thấy đó là, khi đặt tiền chốn cửa Phật thì đa phần người dân sử dụng tiền lẻ và tiền còn mới để cầu mong sự mới mẻ trong cuộc sống, cầu may mắn. Cũng chính từ việc đặt tiền lẻ và tiền mới này đã làm phát sinh ra dịch vụ đổi tiền lẻ trong các mùa lễ hội. 

Những đồng tiền lẻ được đổi với giá quá chênh lệch đã khiến không ít người dân phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để đổi về những đồng tiền lẻ. Theo một đường dây nóng trên trang web Doitienmoi.vn mà chúng tôi liên hệ, được biết: Mỗi người phải bỏ ra 120 nghìn đồng sẽ chỉ đổi lại 20 nghìn đồng tiền lẻ mệnh giá 500 đồng. Bên cạnh đó, người chủ đổi tiền còn hối thúc: “Nếu không đổi sớm từ hôm nay mà để đến sát tết mới đổi thì lúc đấy giá cỏ thể tăng lên gấp đôi, gấp ba chưa biết chừng...”

Có thể thấy rằng, việc lợi dụng nét đẹp văn hóa khi lễ chùa, lòng thành tâm của người đi lễ, đã có rất nhiều người đã “kiếm lời” với khoản lợi nhuận thu về không hề nhỏ từ việc đổi tiền lẻ này.

c789d59fd_0b47c6750_anh_2.jpg

c789d59fd_0b47c6750_anh_1.jpg
Tiền lẻ ở khắp các ban thờ (Ảnh: Quang Đức)

Dưới một góc độ khác, sự biến tướng của hành động đặt tiền chốn cửa Phật là do nhận thức còn hạn chế của người dân. Những hình ảnh xô đẩy, chen lấn, leo lên thật cao để đặt tiền gần tượng Phật hơn, để chỉ mong muốn rằng đức Phật sẽ nhìn thấy lòng thành của mình và may mắn sẽ đến với họ. Để rồi, những suy nghĩ, nhận thức còn hạn hẹp ấy trong hoạt động đặt tiền đã làm nên một bức tranh văn hóa không mấy sáng sủa mỗi mùa lễ hội về. 

Theo TS. Nguyễn Ánh Hồng: “Tôi hoàn toàn ủng hộ và đánh giá rất cao động cơ, mục đích cũng như ý nghĩa nhân văn của hành động ấy.Tôi chỉ không thích cách người Việt thể hiện điều ấy trong sinh hoạt tâm linh. Chỉ khi con người nhận thức được Đức Phật có nghìn mắt, nghìn tay,  nên lòng thành tâm của mỗi người đến đâu Đức Phật đều độ được, thì những hành động phản cảm chốn cửa Phật linh thiêng sẽ phần nào giảm bớt”.
 
Cấm đổi tiền lẻ... Bộ vào cuộc!

Xuất phát từ những hành động gây phản cảm chốn cửa Phật, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch mới đây đã ra Công văn 71  về việc tiếp tục chấn chỉnh quản lý, sử dụng, lưu thông đồng tiền có mệnh giá nhỏ trong hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội. Công văn nêu rõ nhiệm vụ của cơ quan quản lý: rà soát không để các hoạt động dịch vụ đổi tiền lẻ hưởng phí chênh lệch tồn tại trong khuôn viên di tích và lễ hội.

Theo công văn này, các hoạt động đổi tiền lẻ quanh khu vực di tích, lễ hội sẽ bị nghiêm cấm. Thế nhưng, một vấn đề khác được đặt ra là, liệu với sự nhập cuộc này có làm giảm đi sự phản cảm trong các dịp lễ hội? Khi nguyên nhân cốt lõi nằm ở ý thức còn hạn chế của người dân. 

Theo TS. Nguyễn Ánh Hồng: “Không thể cấm người dân đặt tiền giọt dầu vì nó là hoạt động tín ngưỡng lâu đời. Giải quyết vấn đề này nên tập trung ở tuyên truyền cho người dân đặt tiền đúng quy định mà nhà Chùa hay các khu di tích đặt ra...”

Qua đó để thấy rằng, khi lên chốn cửa Phật thì cái yếu tố quan trọng đầu tiên phải là lòng thành tâm, đức tin đối với Phật, chứ không nên quá coi trọng hình thức, cách thức, thể hiện lòng thành tâm đó.


Bài: Đoàn Bổng
Ảnh: Quang Đức - Đoàn Bổng
Báo mạng điện tử K32



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN