Những điều “kỳ lạ” trong miếu Bảo Hà
(Sóng trẻ) - Pho tượng có thể đứng lên ngồi xuống; thả bưởi xuống giếng bán nguyệt trong miếu thì quả bưởi sẽ trôi ra nài sông Hóa (trước kia tên là sông Vĩnh Chinh, cách miếu khoảng 1km)... Đây là một số điều “kỳ lạ” và thú vị trong miếu Bảo Hà và cũng là một trong những lý do thu hút nhiều khách trong và nài nước.
Pho tượng độc đáo
Miếu Bảo Hà thuộc ba thôn Bảo Động, Hà Cầu, Mai An của xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng, do vậy còn có tên là Tam xã thượng đẳng từ. Người dân địa phương quen gọi là miếu Cả nhằm khẳng định vai trò đứng đầu của nó trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng. Miếu thờ Linh Lang đại vương và ông tổ của nghề tạc tượng là Nguyễn Công Huệ.
Ngôi miếu Bảo Hà, Đồng Minh, Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Linh Lang đại vương là một danh tướng thời Lý (1010 – 1226), Linh Lang là con thứ tư của vua Lý Thánh Tông, sinh ngày 3/12/1064, được đặt tên là Hoằng Chân, mẹ là cung phi thứ 9, quê ở Bồng Lai, Đan Phượng, trấn Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội), Linh Lang được sinh ra tại làng ở Trị Chợ, Thủ Lệ (nay thuộc Ba Đình, Hà Nội). Khi giặc Tống xâm lược nước ta (1069), hoàng tử đã cầm quân chống giặc. Trong một đợt hành quân chống giặc ngài đã tới trang Linh Động (làng Bảo Hà ngày nay) dựng đồn binh, luyện tập binh sỹ, tuyển quân. Khi hoàng tử mất, dân làng đã xây miếu thờ ngay trên nền đồn binh xưa. Các triều đại sau như Cảnh Thịnh, Tự Đức, Duy Tân, Khải Định đều phong sắc cho ngài là thượng đẳng thần, còn dân làng Bảo Hà tôn ngài là Thành Hoàng và tạc tượng thờ.
Không như những pho tượng khác ở các đình đền, miếu mạo trên cả nước, tượng Linh Lang đại vương trong hậu cung của Tam xã thượng đẳng từ là một bức tượng độc đáo, hiếm gặp. Bức tượng tạc Linh Lang đại vương đặt trong miếu với tư thế ngồi trên ngai, tay cầm văn tự có thể chuyển động, có thể đứng lên một cách nhẹ nhàng rồi lại từ từ ngồi xuống.
Pho tượng Linh Lang đại vương đang ngồi
Pho tượng đứng lên
Sự chuyển động của bức tượng nằm ở cánh cửa ngay diện thờ, khi mở dần cánh của thì bức tượng từ từ đứng lên nhưng khi khép lại thì bức tượng lại ngồi xuống và trở lại tư thế ban đầu. Bức tượng này đã làm cho không ít người tới đây khỏi ngạc nhiên về một pho tượng kỳ lạ này có thể đứng lên ngồi xuống một cách dễ dàng, nhẹ nhàng như người thật. Nó cũng cho thấy được sự tài hoa, khéo léo trong việc tạc tượng của người dân Bảo Hà và thấy được sự linh thiêng của ngôi miếu.
Chú Vưng – cán bộ Văn hóa Xã hội cho biết: “Bức tượng Linh Lang đại vương là sự sáng tạo độc đáo của tổ tiên, là sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật tạc tượng và nghệ thuật múa rối. Pho tượng này rất có hồn và trở nên linh thiêng, kỳ lạ và huyền bí. Người dân vùng này coi đây là một báu vật, biểu tượng của một ngôi làng truyền thống”.
Pho tượng này được tạc khoảng thế kỷ XIII và được phục chế lại vào năm 1995. Sự trường tồn của bức tượng là minh chứng cho thấy rằng, từ thời xa xưa người dân làng Bảo Hà đã có một tay nghề tạc tượng rất điêu luyện và khéo léo, thể hiện sự tài hoa, tinh nhạy. Họ đã biết sử dụng cơ học để làm nên một pho tượng có thể đứng lên ngồi xuống như người thật. Ngày nay, nghế sơn mài, điêu khắc là nghề truyền thống của làng Bảo Hà.
Điều thú vi trong giếng bán nguyệt
Trong miếu Bảo Hà không những có pho tượng Linh Lang đại vương độc đáo mà còn có giếng bán nguyệt cũng rất thú vị. Giếng nằm trong miếu ngay phía trước của pho tượng, điều thú vị của pho tượng là khi thả bưởi xuống, bưởi sẽ trôi ra con sông Vĩnh Chinh (nay là sông Hóa) cách đấy 1km. Hiện nay con sông đã bị lấp đi nên bưởi chỉ có thể trôi cách đấy khoảng 400 – 500m.
Bưởi đã được thả xuống giếng, trôi ra và nổi trên hồ
Chú Vưng cho biết: “Không phải ai thả bưởi mà bưởi cũng nổi (ra sông), còn tùy thuộc vào người thả bưởi, nếu người thả không có tâm linh thì bưởi không thể nổi được và cũng cần phải đánh trống bưởi mới trôi được ra sông”.
Đánh trống không lâu, chỉ cần đánh 3 hồi trống khoảng tầm 5 phút là bưởi sẽ trôi và nổi ra sông. Điều thú vị ở đây là bên dưới không có một đường ống nào nhưng quả bưởi có thể trôi xa đến như vậy. Chưa ai hiểu được lý do tại sao.
Các cụ trong làng nói về những bí ẩn của giếng bán nguyệt
Những bí ẩn của miếu làng Bảo Hà khiến ngôi miếu nhỏ và nằm trong một vùng quê của Hải Phòng thu hút được rất nhiều khách du lịch cả trong nước và quốc tế. Khách thập phương đến đây, ai cũng muốn thả bưởi để cầu nguyện cho mình; các quả bưởi được thả phần lớn đều nổi nhờ vào sự linh thiêng của ngôi miếu.
Nguyễn Thị Thơm
Lớp Báo mạng Điện tử K32
Cùng chuyên mục
Bình luận