Đậu phụ Mơ – "nàng công chúa" bình dân của ẩm thực Hà Nội
(Sóng trẻ) - Không điệu đà, đỏng đảnh; không cầu kỳ, rực rỡ; em chỉ là một cô gái nhỏ bé khoác trên mình bộ trang phục giản dị mang màu sắc của sự tinh khôi, trong trắng. Đậu phụ Mơ Hà Nội giống như một nàng công chúa bước ra từ câu chuyện thần thoại có thật, và vẫn đang ngày ngày khẳng định những giá trị to lớn và bền vững của mình.
Đậu phụ Mơ là một sản phẩm đặc trưng của làng Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội. Các nguồn tin liên quan thường nói, món đậu phụ này tương truyền được ông tướng Tam Trinh sáng tạo ra từ thời Hai Bà Trưng rồi dạy lại cho dân chúng. Nhưng ngay cả những người làm đậu Mơ còn lại cho tới ngày hôm nay cũng chỉ nói đây là cái nghề do cha ông truyền lại cho, vậy thì cứ coi như món ăn này là một thứ tinh hoa của trời đất đi vậy.
Đậu phụ Mơ mới ra lò
Từ một làng mà nhà nào cũng có nghề làm đậu, đến ngày hôm nay, làng Mai Động chỉ còn lại vài nhà là vẫn bám lấy cái nghề của tổ tiên. Người làm đậu phải thức dậy từ 1 – 2 giờ sáng và kết thúc công việc khi trời đã quá trưa. Những bìa đậu nóng hổi thay nhau ra lò được mang ngay ra khu chợ gần đó để bán. Nhưng có những lúc, đậu còn chưa mang ra đến nơi thì rá đậu đã được mua vơi hơn một nửa. Vì thế, không hề ngạc nhiên khi biết rằng, một nhà làm đậu Mơ dùng hết từ 40 đến 45kg đậu tương để tiêu thụ trong một ngày.
Bạn có bao giờ tự hỏi, cái tên đậu Mơ từ đâu mà có? Không phải như suy nghĩ “ngộ nghĩnh” là đậu được làm từ quả mơ nên có tên gọi như vậy đâu nhé! Thực ra, đậu Mơ được làm ở làng Mai Động, nhưng vốn làng này thuộc Kẻ Mơ (gồm: Hoàng Mai, Mai Động, Bạch Mai, Thanh Mai,…) vậy nên cái tên đậu Mơ mới ra đời.
Bình dị ngay từ cách làm
Người làm đậu Mơ thì tuổi nào cũng có. Những người già trong nhà dù đã “nghỉ hưu” từ rất sớm, nhưng vẫn không quên truyền lại cho con cháu mình cái nghề quý của tổ tiên để lại. Nhà làm đậu thì ai cũng có cái nghề hết. Từ người lớn cho đến thanh niên, thậm chí cả trẻ con cũng biết làm đậu. Họ được cha ông truyền cho cái nghề quý và còn truyền cho cả tình yêu với nghề.
Trong thời buổi mà nhiều loại hóa chất được sử dụng trong thực phẩm để tăng lợi nhuận, thì người làm đậu Mơ vẫn trung thành với cách làm truyền thống, trong sạch của cha ông. Đậu Mơ vừa căng lại vừa dai, miếng nào cũng trắng óng ả, hoàn toàn không hề sử dụng hàn the mà tất cả là nhờ vào thứ nguyên liệu gọi là nước chua. Đậu nn hay dở là do người làm pha nước chua như thế nào. Với những đôi tay đã quen nghề gần 20 năm thì chẳng cần phải có một tỉ lệ chính xác nào để cân, đong, đo, đếm, nước chúa vẫn dựa vào kinh nghiệm, vào tấm lòng, vào sự gắn bó với đậu Mơ của người làm mà thơm nn.
Miếng đậu phụ luôn luôn giữ được mùi thơm nồng nàn của đậu tương từ khi ra lò cho tới khi chế biến, đến lúc tan trong miệng người thưởng thức vẫn không hề bị mất đi. Khi rán ngập trong mỡ, vỏ đậu giòn, vàng óng ả; còn miếng đậu thì dai và tỏa ra một mùi hương đặc trưng của đậu tương được chọn lựa kỹ càng. Càng ăn nhiều đậu Mơ, lại càng cảm thấy đậm đà ân tình, sự dịu dàng, tỉ mỉ và trân trọng cái nghề của người làm ra nó.
Những miếng đầu giòn, nn
Ai ai cũng yêu mến món ăn dân dã này. Người làm đậu phụ Mơ thì cả đời gắn với nó, ăn cả một đời người mà vẫn cảm thấy vị nn còn nguyên vẹn như lúc ban đầu. Người mua đậu Mơ thì dành một niềm yêu thích đặc biệt cho món ăn này, bởi nó nn, bởi nó sạch, bởi nó làm đẹp da cho phụ nữ, và cũng bởi nó là sự nhắc nhở về một nét văn hóa truyền thống đang dần bị mai một của xứ Kinh Kỳ.
Nụ cười hạnh phúc của một người "chung thủy" với nghề
Ngày nay, đậu phụ vẫn là một trong những món ăn nn nổi tiếng của ẩm thực Hà Nội, rất nn và rẻ, có thể ăn không cũng được mà thưởng thức cùng bún đậu mắm tôm thì thật không có gì tuyệt vời hơn. Nhưng chẳng có loại đậu phụ nào nn bằng đậu Mơ Mai Động – một món ăn đại diện cho ẩm thực dân gian, cho tinh hoa văn hóa, cho tấm lòng của con người Việt Nam.
Dương Vân
Báo mạng điện tử K33
Cùng chuyên mục
Bình luận