Để lò gốm mãi đỏ lửa

(Sóng trẻ)- "Gốm Bát Tràng mỹ lệ cao siêu/ Người Bát Tràng thông minh tài tú..." Về làng Bát trong một chiều thu, men theo con đường gạch nâu mòn vẹt, quanh co để tìm đến lò gốm được coi là lâu năm nhất trong làng, tôi đã may mắn có buổi trò chuyện với một trong những người con thông minh, tài tú của đất gốm này- bác Lê Văn Thụ- con trai nghệ nhân nổi tiếng Lê Văn Cam.

Thưa bác, được biết họ Lê là một trong năm dòng họ khai sinh ra làng gốm cổ Bát Tràng, vậy bác có thể giới thiệu qua nguồn gốc hình thành làng Bát Tràng không?

Cùng với việc vua Lí Công Uẩn dời đô ra Thăng Long, dân Bồ Bát ngày đó gồm 5 dòng họ lớn: Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm theo ra với mục đích chính là đóng gạch xây thành. 5 dòng họ sáp nhập với họ Nguyễn ở đất Minh Tràng lập nên làng Bát Tràng, tính đến nay cũng được khoảng hơn 800 năm rồi.

Qua nhiều đời làm gốm như vậy, bác có thể cho biết công đoạn nào có vai trò quyết định trong cả quá trình?

Từ xử lí đất, tạo dáng, phơi sấy, sửa hàng mộc, vẽ, tráng men đến quá trình nung, công đoạn nào cũng quan trọng cả. Bởi quá trình nung có thuận lợi nhưng màu không đều hay chưa chuốt kĩ thì sản phẩm cuối cùng cũng không có chất lượng tốt và ngược lại. Mà điều quyết định xuyên suốt các công đoạn chính là lòng nhiệt huyết với nghề.

Đến nay, bên cạnh Bát Tràng, người ta còn biết đế rất nhiều làng gốm khác như Phù Lãng, Thanh Hà, Bầu Trúc, Chu Đậu… Vậy đâu là nét đặc trưng làm nên sự khác biệt cho cái tên Bát Tràng?

Nói về gốm Bát Tràng bác chỉ có một câu: “Trên gốm nhưng chưa đến sứ”. Có nghĩa là ở bậc gốm, theo lời nhận xét của một tiến sỹ người Mĩ chuyên nghiên cứu về gốm sứ: “ Gốm Việt Nam thuộc nhóm I thế giới và gốm Bát Tràng đứng đầu nhóm I đó”. Chất đất và men chính là linh hồn của gốm Bát Tràng.

Nếu như gốm Phù Lãng chủ yếu dùng đất sét, chịu nhiệt độ thấp hơn thì gốm Bát Tràng với nguyên liệu cao lanh lấy từ Chí LInh- Hải Dương lại chịu được nhiệt độ cao hơn và phủ được men.

Qua nhiều thế hệ đúc kết, Bát Tràng có những loại men đặc biệt như: men trắng ngà, men ngọc, men rạn… Những màu men đặc trưng duy chỉ gốm Bát Tràng mới có.

Làm nên những giá trị ấy, giữa kinh nghiệm và sự sáng tạo, theo bác, yếu tố nào quan trọng hơn?

Sáng tạo. Xét cho cùng thì kinh nghiệm ta có được cũng nhờ những mày mò, thử nghiệm của cha ông đi trước đúc kết rồi truyền lại. Những kinh nghiệm, bí quyết có thể tránh cho mình rủi ro, tạo ra sản phẩm mưu sinh, nhưng muốn phát triển làng nghề thì sáng tạo là yếu tố không thể thiếu.

Nhắc tới mưu sinh, hiện nay dù kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục nhưng việc kinh doanh tại Bát Tràng có vẻ vẫn chưa khởi sắc?

Cứ nói nông dân không biết gì, nhưng cảm nhận về cuộc suy thoái kinh tế rõ nhất chính là người lao động. Sức mua giảm, đơn đặt hàng ít dần. Hậu quả nặng nề nhất là nhiều xưởng phải thu hẹp lại, thợ làm phải nghỉ việc. Đến nay, dù có đỡ hơn hồi đầu năm nhưng so với các năm trước thì vẫn còn khó khăn.

Bác có nghĩ việc kinh doanh tại làng nghề giảm sút có thể  dẫn đến việc mất nghề?

Chắc chắn rồi. Nếu việc làm ăn khó khăn, không đủ trang trải sinh hoạt phí, hỏi rằng có mấy ai muốn làm nghề nữa?

Bên cạnh đó, một mối quan tâm của rất nhiều người chứ không chỉ người làm nghề hiện nay chính là việc xét công nhận danh hiệu nghệ nhân. Bác nghĩ sao về vấn đề này ?

Cũng dễ hiểu thôi, bản thân tôi đã từng đi họp bàn qui chế tại Liên xã Thành phố- 15 Quán Thánh; ngay trong cuộc họp vẫn còn nhiều tranh luận quanh những tiêu chí, cách thức xét duyệt.

Với tư cách một người làm nghề, theo bác, quá trình xét duyệt 3 năm/ 1 lần với những tiêu chuẩn khá gắt gao có gây ra nhiều khó khăn không?  

Đương nhiên là vậy rồi.

Cha là nghệ nhân Lê Văn Cam, liệu bác có tiếp bước cha mình?

Tôi cũng đã từng tham dự cuộc xét tuyển ban tặng danh hiệu nghệ nhân với tác phẩm Chùa Một Cột tại Văn Miếu. Nhưng rõ ràng quá trình xét duyệt còn nhiều điều bất cập, không rõ ràng. Đấy là lần gần đây nhất, và giờ tôi cũng thôi không tham dự nữa.

Nhiều người e ngại rằng quá trình xét tặng danh hiệu nghệ nhân sẽ khiến nhiều người làm nghề chán nản, ảnh hưởng tới việc gìn giữ, phát huy nghề, phải chăng bác cũng đang buông xuôi?

Nó cũng chỉ là một danh hiệu. Thực tế, có nhiều thợ lành nghề thậm chí tay nghề còn hơn những người mang danh nghệ nhân. Với bản thân tôi danh hiệu không quan trọng bằng việc trau dồi và truyền nghề.

Vậy hiện nay việc truyền nghề tại làng Bát Tràng được tổ chức qui mô hay vẫn là “cha truyền con nối” ?

Ngay tại gia đình tôi vẫn là con cái mày mò, không hiểu đâu người lớn chỉ bảo cho, còn việc tổ chức với mô hình “thầy- trò- lớp học” không có. 5, 6 năm trước, Ban chấp hành Hiệp hội gốm sứ Bát Tràng cũng có kế hoạch mở lớp dạy nghề gốm cho con em người làm nghề trong làng nhưng vì nhiều lí do đã không thực hiện được.

Có lẽ thế hệ trẻ ngày nay không còn nhiều em theo làm nghề gốm?

Đúng vậy.

Bây giờ, nếu được nói một câu ngắn gọn với thế hệ trẻ, bác sẽ nói gì?

Hãy cố giữ cho lò gốm mãi đỏ lửa!

Thu Trang

Lớp Báo mạng điện tử K29

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 

 
 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN