Di tích Lam Kinh - cố đô có bề dày lịch sử hàng trăm năm tuổi

(Sóng trẻ) - Khu di tích Quốc gia Lam Kinh (Thanh Hóa) có lịch sử hàng trăm năm với kiến trúc triều đình độc đáo, là điểm đến du lịch nổi tiếng cho người yêu sử Việt.

Trải dài trên mảnh đất có diện tích lên đến hơn 140 ha, khu di tích Lam Kinh gắn liền với những điển tích, câu chuyện huyền bí của nhà Hậu Lê - triều đại phong kiến hưng thịnh bậc nhất nước ta. 

1.png
Dân gian có câu "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi" nhắc con cháu nhớ ngày giỗ 21/8 (Âm lịch) của vị tướng thân cận là Lê Lai và 22/8 (Âm lịch) của vua Lê Lợi. (Ảnh: Thục Hiền)

 

Khu di tích Lam Kinh xây dựng theo thế "tọa sơn hướng thủy", được núi Dấu, sông Chu, núi Chúa, rừng Phú Lâm và núi Hương, núi Hàm Rồng ôm trọn bốn bề. Nét đẹp kiến trúc cung đình của kinh thành Lam Kinh gần như còn nguyên vẹn, với cách bố trí hình bàn cờ gồm khu ngọ môn, sân rồng, chính điện, thái miếu,…

4.png
Nằm trên trục đường chính dẫn vào chính điện Lam Kinh là cầu Bạch (tên gọi xưa là Tiên Loan Kiều) uốn hình cánh cung, bắc qua sông Ngọc.  Cầu được làm theo kiến trúc "thượng gia hạ kiều" , tức trên nhà, dưới cầu. (Ảnh: Thục Hiền)
5.png
Qua cầu, du khách có 2 lối đi, rẽ trái là đường đến các khu lăng mộ nằm trong rừng. (Ảnh: Thục Hiền)
7.png
Hay qua cầu khoảng 50m là đến một giếng cổ, trước kia có thả sen. Nước giếng trong xanh quanh năm không cạn, bờ Bắc được lát bậc đá lên xuống, cung cấp nước cho điện Lam Kinh. (Ảnh: Thục Hiền)
6.png
Muốn vào khu chính điện, du khách phải đi qua Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6 m, gian bên rộng 3,5m. Nền Ngọ môn rộng 11 m, dài hơn 14 m, có 3 cửa ra vào. Cửa giữa rộng 3,6 m, cửa hai bên rộng 2,74 m và được bố trí hàng cột chính giữa. Đặc điểm của bốn cột giữa là kích thước lớn, đường kính chân cột 78 cm. (Ảnh: Thục Hiền)
8.png
Qua cửa Ngọ Môn là khu vực Chính điện với sân rồng là nơi diễn ra các nghi thức tế lễ của di tích. Lối dẫn từ sân rồng lên chính điện được chạm khắc hình rồng đá nghệ thuật, đầy uy nghi. (Ảnh: Thục Hiền)
14.png
Ngay sân rồng là cây đa có tuổi đời trên 300 năm. Theo các vị cao niên, cây đa này là “mộc tinh” (tức cây mọc lâu năm đã thành tinh). Bộ rễ của cây chằng chịt, trong lòng nó ôm trọn một cây thị già đã chết khô gắn với câu chuyện lãng mạn - “chuyện tình đa và thị”. (Ảnh: Thục Hiền)
17.png
Khu Chính điện có quy mô lớn nhất Lam Kinh, được xem là công trình bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam với 138 cột, đều làm bằng gỗ lim với đường kính 62 cm. Nội thất bên trong được dát bằng vàng thật và có giá trị ước tính lên đến 40 tỷ đồng. (Ảnh: Thục Hiền)
11.png
Chính điện Lam Kinh bố trí theo hình chữ “công” gồm 3 tòa điện lớn với 19 gian, 4 chái xây trên nền đất rộng là Quang Đức, Sùng Hiếu và Diên Khánh. (Ảnh: Thục Hiền)
Khu Thái miếu Lam Kinh nằm phía sau khu chính điện, là một nơi linh thiêng được dành riêng để thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê.
Khu Thái miếu Lam Kinh nằm phía sau chính điện, là nơi linh thiêng dành riêng để thờ cúng tổ tiên, các vị vua và hoàng thái hậu nhà Lê. (Ảnh: Thục Hiền)
13.png
Trước đây, khu vực này bao gồm 9 tòa miếu, tuy nhiên hiện chỉ có 5 tòa được phục dựng. (Ảnh: Thục Hiền)
9.png
Các tòa miếu khu vực này không chỉ mang giá trị tôn giáo, lịch sử mà còn là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Chúng được xây dựng với kiến trúc tráng lệ, tinh tế, tạo không gian trang nghiêm và trang trọng. Những tòa miếu mang trong mình sự kỳ diệu của nghệ thuật truyền thống và tôn vinh các vị thần linh. (Ảnh: Thục Hiền)
18.png
Đi sâu hơn nữa là khu vực lăng mộ vua Lê Thái Tổ, nơi có truyền thuyết "cây ổi cười" hơn 90 năm chầu mộ vua. (Ảnh: Thục Hiền)
UBND tỉnh Thanh Hóa từng chi gần 300 tỷ đồng để trùng tu và tôn tạo lại toàn bộ di tích Lam Kinh để tiếp đón du khách thập phương. (Ảnh: Thục Hiền)
UBND tỉnh Thanh Hóa từng chi gần 300 tỷ đồng để trùng tu và tôn tạo lại toàn bộ di tích Lam Kinh để tiếp đón du khách thập phương. (Ảnh: Thục Hiền)
12.png
Lam Kinh được xem là điểm du lịch xanh của tỉnh Thanh Hóa, với không gian xanh, sạch, giúp du khách cảm thấy thư thái, thanh bình khi đến với vùng đất linh thiêng này. (Ảnh: Thục Hiền)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN