Định hướng khi làm hồ sơ đăng kí thi Đại học

(Sóng trẻ) - Sau kì nghỉ Tết Nguyên đán là thời gian cho các học sinh lớp 12 chuẩn bị làm hồ sơ thi tốt nghiệp cũng như Đại học. Cầm hồ sơ trên tay, không ít bạn vẫn chưa tìm ra được ngành nghề thích hợp với mình để chọn trường và chọn ngành. Vì thế, việc định hướng chọn ngành chọn trường phù hợp là rất quan trọng.

Định hướng ngay từ cấp học phổ thông

Hiện nay, không kể tới các trường chuyên, hệ thống đào tạo của các trường Trung học Phổ thông thường là không phân ban. Nhưng thực tế, dù có phân ban hay không phân ban thì khi học sinh mới bước vào cổng trường phổ thông trung học, nhà trường đã khảo sát để phân chia khối học theo nguyện vọng của học sinh. Như Nhung (THPT Hồng Quang- Hải Dương) cho biết: “Khi vừa biết kết quả thi, bọn em làm thủ tục nhập học luôn, bao giờ trong phiếu đăng kí nguyện vọng cũng có phần chọn khối học.”. Như vậy, việc định hướng về khối học đã được thực hiện từ đầu phổ thông. Việc định hướng này khá quan trọng cho việc chọn ngành cũng như chọn trường Đại học sau này. Bởi lẽ, xác định được khối học là tiền đề cho việc đăng kí khối thi và ngành học khi làm hồ sơ đăng kí thi Đại học.

Định hướng từ gia đình

Việc định hướng từ gia đình đóng vai trò lớn trong hướng nghiệp cho học sinh. Có sự ủng hộ từ gia đình, học sinh sẽ có thêm động lực và niềm tin để vượt qua kì thi đầy thử thách.

Nhiều gia đình đã có sự định hướng cho nghề nghiệp của con cái sau này từ rất sớm. Điều này là rất tốt đối với học sinh. Thông thường, các bậc phụ huynh đều hướng cho con đến nghề mình mong muốn, thường là theo nghề bố mẹ. Tuy nhiên, với một số gia đình, sự nhiệp của con cái sau này giống như là đã được hoạch định sẵn, bằng mọi giá phải đi đúng theo những gì đã vạch ra. Điều này tạo cho các em một áp lực tâm lý vô cùng to lớn. Bởi vậy, không ít học sinh đã phàn nàn rằng mình thích theo ngành này nhưng bố mẹ lại bắt phải theo ngành kia, cố sống cố chết cũng phải cố gắng đi theo ngành bố mẹ đã chỉ định mặc dù khả năng của bản thân không cho phép.

Phương (ĐH Mở Hà Nội) tâm sự: “Mình thích học khối H, mình ước mơ sau này trở thành nhà thiết kế thời trang nhưng bố mình lại muốn mình theo học Kinh tế, sau này bố xin việc cho. Thực sự là mình chả có tí hứng thú gì với Kinh tế cả, với lại, khối A mình học rất kém. Cuối cùng vẫn phải bò lưng ra học khối A để thi thôi, vất vả lắm mới thi được vào đây, giờ thì chẳng biết có theo được không”.

2317f2c31_nophs.jpg

Học sinh làm hồ sơ đăng kí thi Đại học (nguồn : internet) 

Định hướng từ các kênh thông tin khác

Thời gian chuẩn bị hồ sơ thi Đại học cũng là thời gian các trường Đại tiếp cận các trường THPT để giới thiệu trường mình, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho học sinh. Điều này giúp cho học sinh tìm hiểu thêm về các ngành học và các hình thức cũng như phương thức đào tạo của Đại học, từ đó sẽ đưa ra quyết định đúng đắn cho mình. Trường THPT Hồng Quang vào thời gian này thường  có đại diện của các trường Đại học đến để làm công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Đó thường là những sinh viên tình nguyện của các trường Đại học như Kinh tế Quốc dân, Đại học Quốc gia, Đại học FPT,… Những buổi giao lưu trao đổi trong giờ chào cờ như vậy rất có ích cho học sinh để tìm ra con đường thích hợp của mình.

Nài những sự tư vấn từ gia đình, nhà trường, những học sinh cuối cấp còn tự mình tìm hiểu các thông tin để lựa chọn. Internet là công cụ hữu dụng bởi nguồn thông tin mà nó mang lại. Hầu hết các trường Đại học đều có một địa chỉ Web riêng và mọi thông tin về trường đều được đẩy lên đó. Tìm hiểu thông tin về các trường Đại học như chỉ tiêu, ngành học, đào tạo, điểm chuẩn các năm,… giúp cho học sinh có một cái nhìn toàn diện để lựa chọn ra trường phù hợp với sở thích và khả năng của mình.

Cẩn thận khi đưa ra quyết định

Sự tư vấn của gia đình, nhà trường hay các kênh thông tin tác động rất lớn trong việc chọn trường của các bạn học sinh. Nhưng yếu tố quan trọng nhất quyết định về tương lai của các bạn là nằm ở chính bản thân mình. Bởi vậy, trước khi đặt bút vào hồ sơ đăng kí dự thi Đại học, học sinh cần phải suy nghĩ hết sức thận trọng và chin chắn trong quyết định của mình để không phải hối hận, nuối tiếc.

Nguyễn Thị Thanh Nhàn


Lớp báo mạng điện tử K30

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN