Một số đề nghị đối với việc dạy và học chuyên ngành BMĐT
(Sóng Trẻ) - Báo mạng điện tử (BMĐT) là một chuyên ngành mới. Chính vì vậy, giáo trình các môn học vô cùng ít ỏi. Trong các bộ môn, hoặc là không có giáo trình, hoặc giáo trình chỉ là tập bài giảng của giảng viên mà ở đó tập hợp, chắp nối của nhiều tư liệu…
Sinh viên tìm kiếm tư liệu học tập chủ yếu qua Internet, bên cạnh mặt tích cực là dễ tìm kiếm, tài liệu trên mạng có một nhược điểm lớn là tính vụn vặn, không hệ thống. Trong khi đó, thư viện của trường không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Khi học trên lớp, những sai lệch trong các bài giảng của các thầy cô là điều không hiếm gặp. Thiếu hoàn chỉnh trong lý thuyết về báo mạng điện tử khiến sinh viên gặp không ít khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Một vấn đề lớn khác chính là việc thực hành của sinh viên BMĐT. Đối với sinh viên, những người chưa có vốn kiến thức sâu rộng cũng như các mối quan hệ xã hội còn hạn chế thì việc tác nghiệp hay đơn giản chỉ là tìm ra đề tài để viết cũng là một khó khăn không nhỏ. Trong quá trình tác nghiệp, những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, cách xử lý tình huống v.v… là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chương trình học cũng như cách giảng dạy hiện nay chưa chú trọng đến việc trang bị những kỹ năng này. Tuy nhiên, lại có khá nhiều môn học đại cương dành nhiều thời gian để học những kiến thức có thể nói là ít tính thiết thực hơn.
Chương trình học nên phù hợp với nhu cầu của sinh viên. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu “lấy người học làm trung tâm” của Bộ Giáo dục. Nếu sinh viên được lựa chọn môn học mình muốn tham gia thì hiệu quả dạy và học chắc chắn sẽ cao. Chương trình học nên linh hoạt, không nên mang tính ép buộc. Nên có các môn học tự chọn, đồng thời có thêm nhiều môn đa dạng liên quan đến chuyên ngành để sinh viên có cơ hội đi sâu và tìm hiểu thêm về những vấn đề của báo chí.
“Lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Sinh viên báo chí luôn cần rất nhiều kiến thức thực tế mới có thể áp dụng tốt những lý thuyết được học trong nhà trường. Vì vậy, chuyên ngành Báo mạng điện tử rất cần nhiều hơn nữa những giảng viên có đam mê và biết truyền những đam mê nghề nghiệp cho sinh viên của mình.
Liên Hương
Lớp Báo mạng điện tử K25
Sinh viên tìm kiếm tư liệu học tập chủ yếu qua Internet, bên cạnh mặt tích cực là dễ tìm kiếm, tài liệu trên mạng có một nhược điểm lớn là tính vụn vặn, không hệ thống. Trong khi đó, thư viện của trường không đáp ứng được nhu cầu của sinh viên. Khi học trên lớp, những sai lệch trong các bài giảng của các thầy cô là điều không hiếm gặp. Thiếu hoàn chỉnh trong lý thuyết về báo mạng điện tử khiến sinh viên gặp không ít khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Một vấn đề lớn khác chính là việc thực hành của sinh viên BMĐT. Đối với sinh viên, những người chưa có vốn kiến thức sâu rộng cũng như các mối quan hệ xã hội còn hạn chế thì việc tác nghiệp hay đơn giản chỉ là tìm ra đề tài để viết cũng là một khó khăn không nhỏ. Trong quá trình tác nghiệp, những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, cách xử lý tình huống v.v… là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chương trình học cũng như cách giảng dạy hiện nay chưa chú trọng đến việc trang bị những kỹ năng này. Tuy nhiên, lại có khá nhiều môn học đại cương dành nhiều thời gian để học những kiến thức có thể nói là ít tính thiết thực hơn.
Chương trình học nên phù hợp với nhu cầu của sinh viên. Điều này cũng phù hợp với mục tiêu “lấy người học làm trung tâm” của Bộ Giáo dục. Nếu sinh viên được lựa chọn môn học mình muốn tham gia thì hiệu quả dạy và học chắc chắn sẽ cao. Chương trình học nên linh hoạt, không nên mang tính ép buộc. Nên có các môn học tự chọn, đồng thời có thêm nhiều môn đa dạng liên quan đến chuyên ngành để sinh viên có cơ hội đi sâu và tìm hiểu thêm về những vấn đề của báo chí.
“Lý thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi”. Sinh viên báo chí luôn cần rất nhiều kiến thức thực tế mới có thể áp dụng tốt những lý thuyết được học trong nhà trường. Vì vậy, chuyên ngành Báo mạng điện tử rất cần nhiều hơn nữa những giảng viên có đam mê và biết truyền những đam mê nghề nghiệp cho sinh viên của mình.
Liên Hương
Lớp Báo mạng điện tử K25
Cùng chuyên mục
Bình luận