Food Blogger Trung Quốc: Giải trí hay lãng phí?

(Sóng trẻ) – Vừa qua, những nền tảng video phổ biến của Trung Quốc đã bắt đầu việc giám sát những video có nội dung ăn uống do có hành vi lãng phí thực phẩm trong bối cảnh thiếu lương thực do đại dịch COVID-19.


Thời kỳ trổ bông của “Mukbang”

“Mukbang” là cụm từ dùng để chỉ những video có nội dung ăn uống, livestream trực tiếp cho nhiều người xem. Cụm từ này bắt đầu xuất hiện vào đầu năm 2010 tại Hàn Quốc. Sau một thập kỷ phát triển cùng với sự ra đời của các nền tảng mạng xã hội, mukbang đang là một bông hoa ở thời kỳ rở rộ nhất. Điểm chung của những video này là người trải nghiệm ăn rất nhiều món ăn với một khẩu phần ăn gấp 4 -5 lần so với người bình thường. 

bd3e4c2c7_1.png
Nghề mukbang đang phát triển nở rộ tại các quốc gia châu Á

“Nghề” độc đáo và kỳ lạ này thường được thực hiện thông qua webcast, vừa ăn đồng thời giao lưu với khán giả nhằm tăng sự tương tác và giải trí. Tính giải trí còn đến từ cách biên tập video khi người biên tập thêm nhiều các hiệu ứng màu sắc, âm thanh đánh vào thị giác và thính giác khiến người xem vô cùng thích thú. Các nền tảng video như Douyin hay Kuaishou tại Trung Quốc chẳng khác gì một mảnh đất màu mỡ cho loại hình giải trí này phát triển. Thu nhập của một số mukbang-er đạt tới 55 tỷ VNĐ/ 1 tháng khiến không ít người trầm trồ.

Kiếm tiền bằng cách…ăn uống? Nghe có vẻ phi lý nhưng việc vừa được ăn uống no nê, vừa được quay phim, ghi hình và lại nhận một khoản tiền không nhỏ cho việc bỏ sức ra ăn uống khiến mukbang nhanh chóng trở thành trào lưu, đặc biệt là ở các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhiều food blogger có tính giải trí cao thu hút không ít lượng fan theo dõi thường xuyên cũng như số lượng fan chẳng kém gì các nghệ sĩ chân chính.
bd3e4c2c7_untitled.png

Các video của mukbang-er đạt một lượng view không hề nhỏ
"Hoa vô sắc"

Đầu tháng 8, mukbang nổi tiếng Hàn Quốc Moon Bok-hee bị chỉ trích vì quay clip "giả vờ ăn", tức chỉ đưa thức ăn vào miệng cho có, giả vờ nhai lấy lệ rồi nhổ ra. Theo thông tin trên một tài khoản Weibo, trong nhiều clip của food blogger này, cô đã làm ám hiệu để đánh dấu vị trí cần cắt ghép rồi biên tập lại sau đó bỏ bớt thức ăn ra. Điều này khiến cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ vì như vậy bị xem là lừa dối và làm lãng phí thức ăn một cách đáng xấu hổ.
bd3e4c2c7_2.jpg
Nhiều người cho rằng đây là một hình thức lãng phí thức ăn đáng xấu hổ

Điều này khiến chúng ta phải  nhìn vào những góc tối hơn của xã hội khi có những địa điểm mà người dân phải bất chấp dịch bệnh COVID-19 hoành hành mà đấu tranh giành thực phẩm như ở khu ổ chuột lớn nhất Kenya. Liên Hợp Quốc đồng thời cũng đưa ra lời cảnh báo cho 50 năm tới trái đất sẽ rơi vào khủng hoảng thiếu thức ăn khủng khiếp ít nhất tại 25 quốc gia. 

Thực trạng thiếu thức ăn sẽ không đặt nại lệ cho bất kỳ một quốc gia nào ngay cả Trung Quốc. Mặc dù quốc gia này không phải là khan hiếm thức ăn nhưng trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế thì việc thiếu thức ăn tại đây sẽ diễn ra vào một ngày không xa. Một hạt ngũ cốc có thể cứu cả một đất nước cũng có thể làm hỏng một đất nước, đó là tầm quan trọng của lương thực. Vậy đối với những mukbang-er không ngần ngại lãng phí thức ăn, sử dụng thủ thuật để kiếm tiền gây thất thoát một lượng lương thực khổng lồ và làm náo loạn một ngành công nghiệp chẳng phải là một bông hoa vô sắc?

“Clean Plate 2.0” và cuộc kiểm soát mukbang

Đây chính là chiến dịch tiết kiệm thực phẩm vừa được chính phủ Trung Quốc tái khởi động không để thức ăn thừa. Chiến dịch này đã từng xuất hiện vào năm 2013 với mục đích giảm chi tiêu cho những bữa tiệc xa hoa được đánh giá là sáng kiến có tác động tích cực tới xã hội và môi trường. Lần này, “Clean Plate 2.0” được đưa ra vào thời điểm COVID-19 và các thiên tai đang đe dọa Trung Quốc và đẩy nền kinh tế nước này vào khó khăn. Tuy nhiên, xét ở phương diện giải trí, nhiều ý kiến cho rằng sẽ hạn chế trào lưu mukbang đang lan rộng trên quôc gia này.

Cụ thể, theo CCTV – Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc, mặc dù không chỉ đích danh mukbang nhưng đơn vị truyền thông này đã sử dụng những “hình ảnh livestream có dạ dày không đáy” để chỉ trích sự lãng phí thực phẩm và cho rằng trào lưu này cổ xúy thói quen ăn uống không lành mạnh. Sau khi chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi người dân về việc này, nhiều đoạn phim với lượt xem khủng đã bị gỡ bỏ khỏi Douyin đi kèm những lời khuyến cáo. Đại diện công ty chủ quản Douyin cho biết: "Chúng tôi sẽ có biện pháp hạn chế những hành vi lãng phí đồ ăn và kêu gọi mọi người hãy trân trọng thực phẩm". Còn trên nền tảng Kuaishou, nhà điều hành ứng dụng cũng có khuyến cáo: "Hãy tôn trọng thực phẩm và có chế độ ăn kiêng hợp lý". Nài ra, các nền tảng mạng xã hội nội địa tại Trung Quốc cũng đưa ra biện pháp để hạn chế người dùng sản xuất nội dung lãng phí quá nhiều thức ăn.

Một người xem đồng ý với chiến dịch bày tỏ rằng: "Không có gì sai khi làm những show ăn uống nhưng đừng làm lố gây phản cảm và bỏ phí đồ ăn một cách vô lý. Họ nên chia sẻ cho người xem cảm xúc hạnh phúc, nn miệng thế nào khi ăn uống thay vì thể hiện việc mình ăn nhiều bao nhiêu. Nhiều mukbang-er đã sai lầm khi liên tục cạnh tranh xem ai ăn được nhiều hơn”.

a7090d125_3.jpg

bd3e4c2c7_4.png

Nhiều người cho rằng đây là một hình thức lãng phí thức ăn đáng xấu hổ

Hy vọng với biện pháp này Trung Quốc sẽ có một cuộc thanh lọc triệt để với các mukbang-er sử dụng thủ thuật đồng thời giới hạn được lượng thức ăn khổng lồ bị lãng phí.
Phạm Ngọc Hà 
Ảnh: Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN