Gánh hành rong – gánh cả những cuộc đời.

(Sóng trẻ) - Biết đến bao giờ những đôi vai gầy ấy không còn nặng trĩu, đôi chân ấy không phải bước vội, mái tóc ấy không phải dầm mưa gió và những thân phận ấy không còn giống như cây lục bình trôi nổi khắp nơi.


Dưới cái nhìn lạ lẫm, trong một lần đến Việt Nam nhà văn Mỹ E.Shillue đã viết  “ Bà bán hàng rong mang trên vai một vật lãng mạn nhất ở Phương Đông – cái đòn gánh. Bà nhẹ nhàng nhún nhảy bên phải, bên trái đi ra khỏi ngõ” ( Đất nước – NXB Đại Học Masschusetts 1997 ). Dường như hình ảnh người phụ nữ rong ruổi với đôi quang gánh không chỉ đi vào tiềm thức của mỗi con người Việt Nam mà nó còn ẩn dật đâu đó trong tâm trí những người nại quốc.


Nhưng mấy ai để ý dưới những điều tưởng chừng như quá đỗi quen thuộc ấy lại ẩn chứa những nỗi lòng, họ đâu chỉ gánh trên vai những gánh cháo, gánh ngô luộc hay trái cây… mà hơn hết là gánh niềm tin về một cuộc sống ấm no hơn cho gia đình, gánh cả hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn cho nhưng đứa con đang khát chữ của họ.


Trước kia ta chỉ có thể bắt gặp gánh hàng rong ở những vùng quê hẻo lánh – nơi có giếng nước, cây đa đầu làng và những con người không nghề nghiệp, ít học thức chỉ sống dựa vào mấy sào ruộng để mưa sinh qua ngày. Họ không có nhiều tiền trong tay để mong xây cho mình một quầy hàng nhỏ nên từng ngày những đôi chân trần ấy quẩy trên vai đôi quang gánh bán rạo từ đầu làng đến cuối làng chỉ mong có được cái nghề.


Nhưng giờ những đôi chân ấy đã bước lên cả những thành phố lớn nơi gần như không tồn tại những căn nhà được lợp bằng ngói đỏ mà thay vào đó là những ngôi nhà, khách sạn cao tầng, bầu không khí trong lành đã chạy chốn bỏ lại quanh họ những nàn khói bụi, những bộ quần áo lấm lem bùn đất với gương mặt luôn tươi vui chỉ còn ẩn dật trong ký ức và thay vào đó là hình ảnh những con người khoách lên mình những bộ trang phục đẹp mắt, sạch sẽ thoang thoảng mùi hương nhưng lại mang vẻ mặt của sự vội vã, đôi khi là có chút bất an.


576677c79_ganhhangrong_8713.jpg

Gánh cả những cuộc đời ( ảnh minh họa Internet)


Họ kéo lên thành phố mong có thể bán được nhiều hơn, kiếm thêm được chút tiền gửi về quê lo cho gia đình và nuôi các con ăn học , tuy nhiên trên thành phố cũng ẩn chứa bao khó khăn như tình trạng bị cướp đồ, bị cảnh sát bắt do tình bất hợp pháp của công việc, hay phải chi trả những khoản sinh hoạt phí mà đối với họ là đắt đỏ khiến cuộc sống đã đói khổ nay lại còn đói khổ hơn.


Mỗi ngày trôi qua đối với những người bán hàng rong là một cuộc hành trình chạy đua với thời gian, họ chạy đua dưới cái nắng chói chang của Miền Nam, dưới cái lạnh cắt da của Miền Bắc, và ngay cả dưới những cơn mưa như trút nước. Đâu đâu trên mỗi con đường cũng có thể trở thành nơi họ dừng chân, nghỉ lại để uống vội chút nước hay ăn vội mẩu bánh mì còn dang dở để có thêm sức cho những chặng đường phía trước. Từ những con ngõ hẻm từ sáng sớm tinh mơ, bước chân của những người bán rong đã in hằn lên đó và khi ánh mặt trời đã tắt nhường chỗ cho màn đêm tăm tối, khi bóng dáng lầm lũi của những gánh hàng rong đổ trên đường cũng là lúc họ tìm về căn nhà nhỏ kết thúc một cuộc hành trình. 


Cứ như vậy họ như những kẻ đói khát thời gian, rong ruổi khắp nơi để bán những giấc ngủ còn dang dở của mình, bán cả những mệt nhọc để mong kiếm miếng cơm manh áo lo cho gia đình. Niềm vui đến trên những những khuôn mặt sạm vì cháy nắng khi bán được nhiều hàng, đôi quang gánh nhẹ hơn trên đôi vai gầy khi trở về. nhưng nỗi buồn cũng luôn dọa dẫm họ khi ngày đã gần tàn mà đôi quang gánh vẫn nặng chĩu.


 Nhưng sự mệt mỏi của thể xác đâu tàn nhẫn bằng những nỗi nhớ đang chiếm hữa trong họ khi phải xa quê, xa gia đình, một mình lên thành phố kiếm tiền. Nỗi nhớ đôi khi đi lạc vào giấc ngủ và trong vô thức những giọt nước mắt cứ trào ra lúc nào không hay mà không quên để lại dấu vết trên những vết nhăn nơi khóe mắt.


 Biết đến bao giờ những đôi vai gầy ấy không còn nặng trĩu, đôi chân ấy không phải bước vội, mái tóc ấy không phải dầm mưa gió và những thân phận ấy không còn giống như cây lục bình trôi nổi khắp nơi.

 Trần Thị Hạnh
Quay phim truyền hình k32

                                                                                          

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN