Gặp gỡ các nhà văn nữ đương đại: Sống và viết
(Sóng trẻ) - Chiều ngày 31/10, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam diễn ra buổi giới thiệu sách, đồng thời cũng là buổi gặp gỡ và giao lưu với ba nhà văn nữ đương đại: Nguyễn Bích Lan, Phong Điệp, Y Ban.
Đến tham dự chương trình có đại diện nhà xuất bản Phụ nữ, nhà văn, dịch giả Nguyễn Bích Lan, nhà văn Phong Điệp, nhà văn Y Ban và đông đảo độc giả.
Ba nhà văn nữ đương đại đến tham dự tọa đàm "Sống và viết" (áo trắng là nhà văn Nguyễn Bích Lan, bên cạnh là nhà văn Phong Điệp và ngồi nài cùng phía tay trái là nhà văn Y Ban)
Trong buổi gặp gỡ, các nhà văn chia sẻ quỹ thời gian viết bài, giới thiệu về cuốn sách ra mắt độc giả và các khó khăn khi viết sách và sự đối lập giữa phương Đông – phương Tây về nhà văn nữ,…
Độc giả ở mọi lứa tuổi đều đến tham dự chương trình này
Hai nhà văn Phong Điệp và Y Ban đều có quỹ thời gian hạn hẹp để sáng tác, bởi hai nhà văn nữ này còn phải chăm lo cho gia đình, và công việc hiện tại. Còn nhà văn, dịch giả Nguyễn Bích Lan: “có tất cả quỹ thời gian để sáng tác, chủ động trong tất cả thời gian để làm việc”.
Các nhà văn nữ đương đại này cho rằng trong thời kỳ mở cửa, nhà văn nữ nhiều hơn nhà văn nam. Ở Phương Tây, nhà văn nữ can thiệp vào văn học là chuyện quá đỗi bình thường còn đối với Phương Đông, các nhà văn nữ phải có sự chờ đợi đến thời kỳ mở cửa. Phụ nữ từ xưa tới nay luôn bị ảnh hưởng rất lớn về gia đình khi làm việc, họ phải chăm lo mọi việc cho gia đình, khi các trang viết của họ bị phê phán thì gia đình cũng phải chịu những tiếng nói dư luận xã hội.
“Sách cũng ảnh hưởng rất nhiều bởi truyền thông. Nhờ có truyền thông mà sách được nhiều người biết đến và độc giả đổ xô đi mua trong một khoảng thời gian, bên cạnh đó có nhiều người âm thầm sáng tác mà báo chí và truyền thông không viết về tác phẩm đó thì có ít người mua” – Y Ban bày tỏ quan điểm về xu thế của độc giả khi mua sách.
Với nhà văn Phong Điệp cho rằng: “Mạng ảo nhưng nỗi đau là thật, khi các bài viết của các nhà văn không đi theo trào lưu sẽ bị ném đá. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân các nhà văn và gia đình của họ. Hiện nay, văn học hiện đại nước ta cũng đã có mặt trên các nước Châu Âu, đặc biệt là Mỹ đã có tủ sách văn học đương đại Việt Nam”.
Nhà văn, dịch giả Nguyễn Bích Lan: “Thời gian là bộ lọc đúng nhất. Thời gian sẽ giữ những gì đáng ở lại. Ai viết cứ viết, quan trọng là để lại được trong trái tim bạn đọc. Với các phản hồi của bạn đọc về cuốn sách là quan trọng nhất vì nó cho thấy sự thiếu sót hay không hay, không đúng của bài viết. Điều này làm cho tác giả rút ra những sai sót của mình để sáng tác các bài khác hay tái bản cuốn sách đó hoàn thiện hơn”.
Nhà văn, dịch giả Nguyễn Bích Lan trả lời các câu hỏi của khán giả đặt ra
Như vậy, hiện nay truyền thông ảnh hưởng lớn đến sách – nguồn tri thức của nhân loại. Nhưng nó sẽ không quyết định tới nội dung ý nghĩa của cuốn sách.
Phần cuối chương trình là những khán giả bày tỏ tình cảm, quan điểm, đặt câu hỏi cho các nhà văn. Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm – Giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương thể hiện niềm cảm phục đối với nhà văn Nguyễn Thị Bích Lan: “Bạn là người viết rất chân thực, câu từ bạn dùng trong câu chữ bình dị mà lại tạo ra sự khác biệt. Mình sẽ đặt 20 đầu sách để dành tặng thư viện trường mình…”.
Cô Phạm Thị Phương Hoa – Giảng viên trường ĐHQGHN đặt cũng đặt câu hỏi cho nhà văn Nguyễn Bích Lan về việc lấy sự trải nghiệm ở đâu để viết bài một cách chân thực như vậy mặc dù việc đi lại của cô Lan rất khó khăn? Cô Bích Lan trả lời đó là bằng trí tưởng tượng và con mắt đầy tinh tế của mình để sáng tác văn chương.
Độc giả mua sách và xin chữ ký của các nhà văn nữ đương đại vào cuối buổi lúc 4h chiều
Cuối buổi gặp gỡ, đông đảo độc giả mua sách của ba nhà văn, xin chữ ký của tác giả, tặng hoa, quà và chụp ảnh kỷ niệm.
Nguyễn Thơm
Cùng chuyên mục
Bình luận