Nhiều phụ huynh gây tranh cãi khi in mã QR để nhận lì xì Tết cho con

(Sóng trẻ) - Lì xì bằng mã QR đang ngày càng trở nên phổ biến nhưng không phải ai cũng thoải mái với hình thức này, thậm chí có người còn mang cảm giác như bị đòi nợ.

Lì xì QR lên ngôi 

Không cần phải đổi tiền mới, nhanh chóng, dễ dàng chỉ với 1 lần quét, đó là những tiện lợi mà hình thức lì xì điện tử bằng mã QR đem lại. Vì thế mà trong dịp Tết Giáp Thìn 2024, xu hướng này ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. 

Trên mạng xã hội, nhiều người dùng đua nhau chia sẻ mã QR code được ghép theo mẫu ảnh với ngụ ý năm nay chỉ nhận lì xì chuyển khoản. Độc đáo hơn, nhiều bậc phụ huynh còn in cả mã QR thành những vật phẩm như kẹp tóc, vòng tay, móc khóa, ghim cài áo cho con mình. Các cửa hàng in ấn nhờ vậy cũng “ăn nên làm ra” dịp cận Tết. 

unnamed.png
Các loại kẹp tóc in mã QR đắt hàng trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử (Ảnh: Chụp màn hình) 

Theo tìm hiểu tại một số cửa hàng, giá một chiếc kẹp tóc in mã QR sẽ sẽ dao động từ 29.000 đến 65.000 VNĐ/ chiếc. Người mua chỉ cần gửi mã liên kết với ngân hàng và ảnh của bé, bên cửa hàng sẽ hỗ trợ làm thành các món phụ kiện ngộ nghĩnh.  

Tranh cãi giữa sáng tạo hay biến tướng

Lần đầu biết đến mẫu QR lì xì qua một Tiktoker nổi tiếng, bạn Nguyễn Bảo Thy (22 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Mình thấy đây cũng chỉ là một món phụ kiện độc đáo, sáng tạo để tạo miếng hài ngày tết cho mọi người trên tinh thần thoải mái. Nếu bạn nhỏ đeo mã QR đủ đáng yêu, lễ phép thì mình sẵn sàng lì xì cho các bé bằng hình thức này”.

z5177848672247_c2a348b06d1313dfc7dd103d9bdd73ec.jpg
Nhiều phụ huynh cũng công khai nhận lì xì bằng chuyển khoản trên mạng xã hội (Ảnh: Chụp màn hình) 

Bên cạnh sự ủng hộ, trào lưu này cũng tạo nên không ít những tranh cãi. Trên mạng xã hội Tiktok, một tài khoản có tên viết tắt H.T bày tỏ: “Đối với tôi, cách làm này quá phản cảm. Lì xì là một phong tục tốt đẹp, chúng ta gặp nhau đầu năm mới, trao đi những lời chúc và lì xì một số tiền nhỏ để lấy may. Nhưng khi dùng mã quét lại giống như ép mọi người lì xì cho mình, khiến phong tục trở nên thực dụng hơn”.

Chị Phan Thu Thương (32 tuổi, Phú Xuyên, Hà Nội) cho rằng: “Cách làm này tiện nhưng chỉ phù hợp với những người thân thiết và khi mình mừng nhiều. Còn nếu mình lì xì ít thì bản thân mình rất ngại và áp lực”. 

Gìn giữ tục lì xì

Mừng tuổi vốn là một tục lệ mang ý nghĩa tốt đẹp. Theo PGS.TS Bùi Xuân Đính ((Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), bản chất của lì xì là trích một phần “lợi ra” của quá trình sản xuất, buôn bán trong năm để chúc thọ người già hay động viên trẻ em đầu năm mới mà không tính đến chuyện thu hồi lại. 

Một khía cạnh khác là đồng tiền trong phong bao lì xì xưa kia có mệnh giá rất nhỏ và đều là tiền mới. Khi được lì xì, con trẻ nhận, cảm ơn và không bao giờ được phép bóc ra trước mặt khách (trừ trường hợp người mừng tuổi không có phong bao, đưa tiền trực tiếp cho trẻ). 

z5177839874282_e9eb043ce3fb539cfc0ec2a81fa2de12.jpg
PGS.TS Bùi Xuân Đính (áo đỏ, bên trái) chia sẻ về tục lệ ngày Tết trong một buổi tọa đàm (Ảnh: Phan Hoàn) 

Đối với xu hướng lì xì bằng mã QR, PGS.TS Bùi Xuân Đính thì đây là một sản phẩm tất yếu của thời đại công nghệ số. Hình thức này có những ưu điểm như người đi mừng không phải lo đổi tiền mới, tiền lẻ, chuẩn bị phong bao, không cần đến nhà, hoặc vì lý do nào đó không thể đến nhà chúc tết được, vẫn mừng tuổi được, trẻ con không biết được số tiền mừng tuổi của ai, là bao nhiêu để so bì … 

“Vì lì xì bằng mã QR mới xuất hiện nên chúng ta chưa thể đánh giá nó là tích cực hay tiêu cực. Nhưng tính lại, hình thức này không thể bằng đến chúc tết tại nhà, trò chuyện thân tình, khuyên nhủ các cháu rồi đưa phong bao lì xì nhắc nhở, động viên các cháu. Với các bậc cao niên, trực tiếp gặp mặt, chuyện trò, chúc tụng và mừng tuổi vẫn “có giá” hơn nhiều lần mừng tuổi qua chuyển khoản” - PGS.TS Bùi Xuân Đính chia sẻ thêm

Đồng thời, để tục mừng tuổi không bị mai một bởi những hệ lụy tiêu cực, PGS.TS Bùi Xuân Đính cũng nhấn mạnh sự giáo dục từ cha mẹ là rất quan trọng: “Các bậc cha mẹ cần giảng giải cho con em hiểu, mừng tuổi khác với cho tặng, hỗ trợ. Mừng tuổi là để con em có thêm tuổi mới. Nên tiền mừng tuổi chỉ có giá trị tượng trưng, nên không được so bì, quá coi trọng số tiền mừng tuổi. Còn hỗ  trợ là do người có điều kiện giúp con em người đang gặp khó khăn hoặc đang phải lo một công việc nào đó”. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN