Bánh cuốn hoa cải Hà Nam

(Sóng Trẻ) - Nói đến bánh cuốn có lẽ không còn ai xa lạ, nhưng nhắc đến bánh cuốn hoa cải thì rất có thể sẽ có nhiều người ngạc nhiên. Nhưng đối với những người đã từng một lần nếm thử, chắc hẳn sẽ nhớ mãi hương vị độc đáo của món ăn dân dã nơi vùng đồng bằng chiêm trũng Hà Nam.

Bánh cuốn hoa cải hay còn gọi là bánh cuốn chả được làm từ gạo tẻ - một trong những nông sản mà người dân Hà Nam phải “một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng” mới có được. Công đoạn làm bánh cuốn hoa cải cũng thật phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo của người làm.

Gạo tẻ nn được chọn kỹ, ngâm nước rồi xay thành bột nước. Bánh cuốn muốn nn thì phải xay bằng cối đá. Người xay bột một tay quay đều cối đá, còn tay kia vừa vun gạo, vừa thêm nước sao cho đều.  Đây là công đoạn đầu tiên trong quá trình làm bánh mà người làm phải hết sức cẩn thận, đều tay, nhanh mắt. Bởi chỉ thiếu một chút cẩn thận thì rất có thể bột nước sẽ loãng quá hay đặc quá, bánh sẽ không nn. Nhìn những hạt gạo căng mọng, trắng ngần bị sức ép của hai cối đá làm cho nhuyễn dần rồi chảy thành những dòng nước trắng trong như dòng sữa, có cảm tưởng dường như tinh hoa của đất trời tụ họp về đây, trong đôi bàn tay lam lũ này, để tạo ra thức quà khiến người ăn một lần nhớ mãi.

2326e8e1d_hng_mn_n_dn_d_ca_vng_ng_bng_chim_trng_h_nam.jpg

Công đoạn tiếp theo là tráng bánh. Trên bếp đặt một nồi nước đun sôi nghi ngút, miệng nồi đặt vừa khít chiếc khuôn tráng bánh bằng vải thật căng. Dụng cụ tráng bánh không nài chiếc gáo dừa nhỏ nhắn và đôi đũa tre được vót thật mỏng. Người tráng bánh múc bột nước đổ vào khuôn rồi nhanh nhẹn dùng gáo dừa láng bột thật mỏng sao cho bột trải đều trong khuôn, không mỏng quá cũng không dày quá. Sau khi láng xong đậy vung lại. Hơi nước bốc lên sẽ làm bột chín. Lát sau, khi bánh đã chín trong, mở vung, một tay luồn thanh tre xuống lấy bánh ra, còn tay kia xúc bột đổ vào tráng mẻ tiếp.

Nét đặc sắc nhất của bánh cuốn hoa cải Hà Nam chính là bánh cuốn được ăn kèm với chả và rau sống. Chả được làm từ thịt lợn nạc thăn, mềm, thái miếng vừa, ướp nước mắm nn, thêm chút gia vị (tiêu, hành tỏi khô, đường, vừng,…) sau đó được nướng như hình hoa cải trên bếp than hồng sao cho chín vừa. Que dùng để xiên chả được làm từ tre tươi để không bị cháy khi nướng.

232613385_a0_bnh_cun_c_n_km_vi_ch_nng_hnh_hoa_ci.jpg 

Bánh cuốn hoa cải sẽ không nn nếu như thiếu đi hương vị của nước chấm. Nước chấm chọn để ăn cùng với bánh cuốn là loại nước mắn nn, được pha khéo léo sao cho có đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt. Người Hà Nam còn cho thêm chút dưa góp cà rốt hay đu đủ trong nước chấm, vừa tạo tính thẩm mĩ, vừa tạo thêm hương vị mới lạ trong nước chấm. Rau sống ăn kèm với bánh cuốn hoa cải thường là rau chuối thái rối, rau mùi, đôi ba quả sung... Tất cả hòa quyện vào nhau tạo nên hương vị đậm đà, chinh phục được khẩu vị của cả những thực khách khó tính nhất.

Bánh cuốn hoa cải nghe có vẻ giản dị nhưng lại thấm đẫm hồn cốt của người Hà Nam trong đó. Đó là tính cần cù, chịu khó, là khả năng sáng tạo, là bản tính chất phác thật thà, và cả lòng mến khách đến từ xa… Nếu có dịp đến Hà Nam, nơi có con sông Châu hàng ngàn năm ấp ôm chân núi Đọi, bạn nên nếm thử đặc sản bánh cuốn hoa cải, để hiểu hơn về con người Hà Nam chân chất…

Bài: Hà Quyên

Ảnh: Trần Huệ

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN