Nơi nhặt về những kỷ niệm


(Sóng Trẻ) - Suốt hơn 20 năm qua, có những người cựu tù binh Phú Quốc đã lặn lội khắp đất nước, tìm kiếm, sưu tầm các kỷ vật của những chiến sĩ cách mạng từng bị giam cầm tại các nhà tù trong cả nước để lập nên bảo tàng lịch sử tư nhân có một không hai “Bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày”.


Chiến tranh đã đi qua bao nhiêu năm nhưng những dư âm của nó vẫn còn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta. Có những nỗi đau vẫn còn đọng lại, có những mất mát mãi không thể lấp đầy, có những vết sẹo dù liền da nhưng vẫn luôn nhức nhối. Đó chính là những mảng kí ức không thể nào quên!


1440fba32_604.1.jpg
Bác Lâm Văn Bảng đang lau dọn bảo tàng.

Bảo tàng độc đáo

“Bảo tàng Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày” nằm ở  thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Nhà họ Lâm đã hiến tặng gần 2000m2 đất hương hỏa để ông Lâm Văn Bảng, người cựu chiến binh từng bị bắt và tù đày ở nhà tù Phú Quốc có mặt bằng xây dựng bảo tàng.

Để có được bát hương đặt trong đền thờ, ông Bảng cùng đồng đội đã đi khắp các nghĩa trang, nhà tù của mọi miền Tổ quốc: nhà tù Sơn La, nghĩa trang Trường Sơn, nhà tù Phú Quốc… xin mỗi nơi một ít đất, một chân hương mang về. Lúc đi vào bảo tàng, khách tham quan thường vào thắp  hương cho đền thờ vong linh các liệt sỹ trước.

14414578c_604.2.jpg
Những kỉ vật chiến tranh.

Bảo tàng lịch sử tư nhân này có tới hơn 3.000 hiện vật, kỷ vật vô giá được trưng bày tại 3 khu chính: khu tư liệu ảnh về Bác Hồ, khu kỉ vật thời chiến, khu tội ác chiến tranh. Mỗi hiện vật trong bảo tàng là một câu chuyện bi hùng mà những chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày phải đổi bằng xương, bằng máu và cả tính mạng để giữ gìn, bảo quản và  mang từ nhà tù của địch ra.

“Điểm khác biệt lớn nhất của bảo tàng này đó là đây là nơi tự nguyện, tự túc, tự quản. Tất cả khách tham quan ở đây đều được miễn phí, những nhân viên trong bảo tàng đều là những nhân chứng sống, đã có một thời bị địch bắt giam và tra tấn. Mặt khác, nơi đây đã lấy được nước, đất, hồn thiêng tâm linh từ nghĩa trang Điện Biên Phủ, thành cổ Quảng Trị... và những nghĩa trang lớn trên toàn quốc. Vậy nên, khi khách tham quan đến nên thắp hương trong đền thờ các vong linh liệt sĩ trước rồi mới đi xem tiếp để thể hiện lòng biết ơn Đảng, biết ơn các liệt sĩ của chúng ta” - bác Bảng cho biết.

144246e7f_604.3.jpg
Hình ảnh thể hiện bộ đội ta bị tra tấn như thời Trung cổ.
Gìn giữ cho đời sau

Trong 5 năm qua, từ chỗ chỉ là một phòng trưng bày, nơi sinh hoạt cho các cựu chiến binh thì giờ đây, bảo tàng đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho các đoàn tham quan, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên, các đồng chí lão thành cách mạng tới dâng hương tưởng niệm, ôn lại một thời quá khứ hào hùng và đau thương của dân tộc.

Bạn Bùi Nhung Hà (HV Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên mình tới bảo tàng này. Tuy rằng mình đã đi nhiều bảo tàng trên khắp đất nước nhưng “Bảo tàng các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày” vẫn để lại cho mình ấn tượng sâu sắc nhất! Mình thực sự khâm phục bác Bảng và đồng đội, những người đã chiến đấu cho độc lập tự do của dân tộc trong thời chiến và bỏ ra bao tâm huyết gìn giữ những kí ức cho đời sau vào thời bình”.

Nài ra, bảo tàng đã tổ chức nhiều đợt trưng bày lưu động tại một số tỉnh như: Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh…; triển lãm nhiều lần ở trung tâm triển lãm quốc gia (số 2 Hoa Lư, Hà Nội) hay không ít lần về tận những địa bàn vùng sâu, vùng xa..


Hình ảnh thể hiện bộ đội ta bị tra tấn như thời Trung cổ.

Tham quan bảo tàng, bạn sẽ được chứng kiến những thủ đoạn tra tấn dã man của địch, xúc động trước tấm gương hy sinh anh dũng của các chiến sỹ từ đó càng thêm thấm thía trách nhiệm của bản thân đối với lịch sử và cuộc sống hôm nay!

 Cao Thị Minh Quý
Báo mạng điện tử K.30.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN