Giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ XX dưới góc nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc

(Sóng trẻ) Sáng 13/8, Viện Pháp và Công ty Nhã Nam đã phối hợp tổ chức buổi tọa đàm “Giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ XX dưới góc nhìn của nhà văn Nguyên Ngọc” nhân dịp ra mắt cuốn sách “Dọc đường”.

Buổi tọa đàm diễn ra với sự tham gia của nhà văn Nguyên Ngọc, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân và tiến sĩ văn học Mai Anh Tuấn. 

Cuộc trò chuyện giữa các khách mời về cuốn sách “Dọc đường” của nhà văn Nguyên Ngọc cũng như hiện tượng giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ XX đã đem đến nhận thức đa chiều, sâu sắc cho những người tham gia buổi tọa đàm nói riêng và tất cả những ai có mong muốn tìm hiểu về văn hóa, lịch sử nói chung.

toa-dam-1.jpg
Các khách mời bàn về giá trị của cuộc giao lưu văn hóa Đông - Tây đầu thế kỷ XX - “đẻ ra những người khổng lồ”, khổng lồ về tư tưởng, khổng lồ về tài năng, nhân cách. (Ảnh: Ngọc Huyền).

Đầu thế kỷ XX là một thời kỳ lịch sử quan trọng, đánh dấu sự giao thoa mạnh mẽ của văn hóa Việt - Pháp. Một thế hệ những trí thức xuất chúng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng được lịch sử ghi nhận là những con người đa văn hóa, từ Hán học chuyển sang Tây học.

Chân dung những nhà trí thức đó được khắc họa rõ ràng trong tập bút ký “Dọc đường,” tác phẩm mới ra mắt của nhà văn Nguyên Ngọc. “Dọc đường” gồm hai phần cơ bản, một là những bài viết liên quan đến các hoạt động văn hóa văn chương của Nguyên Ngọc, hai là những đoạn trích từ cuốn hồi ký của đời ông.

Ông khẳng định đầu thế kỷ XX, Việt Nam từng có được một thế hệ vàng. Chính những con người như vậy, vào một thời điểm chuyển động quan trọng của lịch sử, đã góp phần không hề nhỏ chuẩn bị tinh thần, trí tuệ, cả chí khí cho dân tộc để có được cách mạng thành công và chiến tranh giải phóng thắng lợi.

Mỗi bài đều đặt ra những vấn đề lớn: Trách nhiệm của người viết, dịch thuật và sự phát triển của dân tộc, sự vượt thoát của văn chương, những giá trị quá khứ bị lãng quên, tình yêu và chiến tranh, sự nghiệp giáo dục, con người tự chủ,…

Sau các bài viết, ông đặt câu hỏi: “Vì sao thời ấy đất nước khó khăn hơn bây giờ biết bao nhiêu lần, mà lại xuất hiện được thế hệ đặc sắc ấy. Và bây giờ thì chưa có lại được. Vì sao? Có quy luật gì ở đây chăng?”

toa-dam-2.jpg
Nhà văn Nguyên Ngọc không thể trực tiếp tham gia buổi tọa đàm, ông trò chuyện cùng các khách mời thông qua “màn ảnh nhỏ”. (Ảnh: Ngọc Huyền).

Cuối cùng, nhà văn lý giải rằng quy luật ở đây là nhất thiết phải đa văn hóa, phải tìm mọi cách để làm chủ được những đỉnh cao của văn hóa cả phương Đông lẫn phương Tây. 

Trong buổi tọa đàm, Tiến sĩ văn học Mai Anh Tuấn cũng đưa ra những ý kiến của bản thân về quy luật này: “Theo tôi, trong chiều dài lịch sử Việt Nam, giai đoạn nào cũng có thế hệ vàng, không riêng gì đầu thế kỷ XX. Vấn đề nằm ở chỗ, khi đánh giá về một “thế hệ khổng lồ”, chúng ta luôn phải có sự quy chiếu thời gian, bối cảnh xã hội để đánh giá cho công bằng”.

Theo nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, có hai lý do cơ bản để giải thích cho câu hỏi: “Tại sao đầu thế kỷ XX lại có thể tạo ra một thế hệ vàng như vậy?”. Đầu tiên, phải kể đến cuộc va chạm Đông - Tây, hay theo như cách nói của ông là sự đụng độ của hai nền văn minh, văn hóa tạo nên “vụ nổ Big Bang”.

“Theo tôi, cuộc va chạm Đông - Tây đầu thế kỷ XX không phải là giao thoa, giao lưu, tiếp biến mà phải là cộng sinh văn hóa. Bản thân văn hóa, con người Việt Nam ít nhất có một cái vốn rộng để tiếp nhận, không bị động tiếp thu, chúng ta cũng cộng sinh. Rõ ràng, các nhà Nho học Việt Nam những năm 40 cũng phản đối kịch liệt Âu hóa, bình tĩnh trước “làn gió mới” và không vội vàng bị hút theo văn hóa phương Tây” - ông chia sẻ.

Bên cạnh đó, nhà phê bình cho rằng bối cảnh giáo dục đầu thế kỷ XX cũng là nguyên nhân dẫn đến việc “sản sinh” ra một thế hệ vàng. Đây là thời kỳ diễn ra một cuộc “cách mạng giáo dục” lớn, hệ thống giáo dục Pháp xây dựng tại Việt Nam tạo ra sự thay đổi rất lớn về phương diện kiến thức, tri thức.

Sự thay đổi này đủ cho Việt Nam giã từ truyền thống giáo dục Hán hóa, nhập vào tri thức hiện đại, đồng thời tạo ra con người tự do, độc lập, có suy nghĩ, hành động cá nhân, kiến tạo giá trị cá nhân.

Trong buổi tọa đàm, các khách mời cũng đặt ra những đắn đo, trăn trở về việc người Việt hiện nay không còn quan tâm, nắm rõ các giá trị tốt đẹp của cuộc “cộng sinh văn hóa” này cũng như tìm hiểu về thế hệ vàng đầu thế kỷ XX. Đồng thời, họ cho rằng, các giá trị cốt lõi, có ý nghĩa ấy phải được đưa vào chương trình giảng dạy, giáo dục của nhà trường.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Mai Anh Tuấn lại cho rằng: “Theo tôi, không phải thiết chế giáo dục của chúng ta lãng quên, lờ tránh đi những gương mặt khổng lồ đó, hiện nay sách vở đã in lại rất nhiều, vấn đề là chúng ta có muốn tìm hiểu hay không mà thôi. Xã hội bây giờ không còn phụ thuộc quá nhiều vào nhà trường, chúng ta phải thông cảm cho những cái khó của giáo dục”.

Theo Tiến sĩ, nếu thực sự muốn tìm hiểu về thế hệ vàng đầu thế kỷ XX nói riêng và lịch sử, văn hóa Việt Nam nói chung thì không quá khó, không nhất thiết phải thông qua chương trình giáo dục trong nhà trường.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN