13 năm thầm lặng bên trẻ nhiễm chất độc da cam

(Sóng trẻ) -Vừa là giáo viên vừa là người mẹ thứ hai của các em nhỏ chịu ảnh hưởng chất độc da cam dioxin, 13 năm trôi qua, cô  Phạm Thị Phương Thảo, vẫn ngày ngày thầm lặng, kiên trì, đồng hành cùng các em, giúp các em tăng khả năng nhận thức, hoà nhập với cộng đồng.

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, Làng Văn hóa Hữu Nghị Việt Nam thuộc xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội là nơi những em nhỏ chịu ảnh hưởng chất độc da cam dioxin đang ngày ngày chiến đấu với nỗi đau do chiến tranh để lại.

Bắt đầu hoạt động từ năm 1998, hiện nay làng có khoảng hơn 100 em nhỏ, với các lớp học đặc biệt giúp các em tăng khả năng nhận thức, hoà nhập với cộng đồng. Nơi đây có những nhà giáo chọn cách âm thầm cống hiến, gắn bó với những học trò “đặc biệt" trong những lớp học “đặc biệt". Cô Phạm Thị Phương Thảo là một trong những giáo viên như thế. 

Dạy những học sinh bình thường đã vất vả, dạy các em "đặc biệt" lại càng vất vả hơn. Tuy nhiên vì lòng yêu nghề, sự cảm thông cho hoàn cảnh khác biệt của học sinh, cô Thảo đã gắn bó với lớp học đặc biệt này được 13 năm. Hàng ngày cô các em từ cách học đến cách sinh hoạt, vệ sinh cá nhân.

 46c88507a_anh_1.jpeg

Cô Phạm Thị Phương Thảo (34 tuổi)

"Nép mình" trong căn phòng nhỏ tầng hai của Làng Hữu nghị Việt Nam, cũng như bao lớp học bình thường khác, lớp học của cô Thảo cũng được trang bị đầy đủ các trang thiết bị từ bục giảng, bảng, phấn đến máy tính, loa,… Hiện nay cô đang chủ nhiệm lớp đặc biệt được xếp vào loại nặng. Đây là lớp cả 8 học sinh đều mắc chứng tự kỷ, tăng động, thiểu năng ở mức không kiểm soát được hành vi và các hoạt động cơ bản để tự phục vụ bản thân. Khi thời tiết thay đổi, tình trạng của các em cũng có phần chuyển biến xấu hơn. Việc lên lớp không chỉ đơn thuần là dạy cách đọc, cách viết mà là dạy cả cách đi đứng, nói chuyện, sinh hoạt cá nhân.

Niềm hạnh phúc của cô chỉ đơn giản là những lúc cười đùa cùng học sinh, lúc các em có sự tiến bộ trong nhận thức và hành vi. Khi các em không còn la hét, quậy phá đồ đạc trong lớp học và có ý thức trong sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh cá nhân… Đặc biệt, một số em bị tự kỷ, khó khăn về ngôn ngữ, tăng động giảm tập trung chú ý, không chịu ngồi yên một chỗ… từng bước chịu ngồi lắng nghe cô phát âm và bắt chước, sức khỏe tốt, lanh lợi hơn, tính tình trở nên ôn hòa, cởi mở hơn.

 46c88507a_anh_2.jpeg

Cô luôn ân cần, kiên nhẫn với từng em học sinh trong lớp

Học sinh lớp của cô không chỉ là những em chịu ảnh hưởng chất độc màu da cam mà có cả cá em chậm phát triển, tăng động, tự kỷ… Có những em không hề giao tiếp hay tương tác với người khác, có em thậm chí còn không nghe lời bố mẹ mà chỉ nghe lời cô Thảo. Cô phải lên lớp với nhiều chương trình khác nhau, theo kèm từng em một. Bình thường tiêu chuẩn một lớp học đặc biệt chỉ có 4 em nhưng lớp của cô có tới 8 em. Như vậy cô phải dạy 8 em với 8 chương trình dạy khác nhau. Công việc này đòi hỏi người thầy phải có sự kiên nhẫn, lòng nhiệt huyết và tình yêu nghề.

 46c88507a_anh_3.jpeg

Nụ cười tươi rói của 2 cô trò khi bé hoàn thành bài tập

Cô Thảo cho rằng ở Việt Nam ngành giáo dục đặc biệt chưa thực sự được chú ý đến, các em vẫn còn rất nhiều thiệt thòi. Chính vì vậy, cô luôn mong muốn được học tập nhiều hơn từ các chương trình giảng dạy nước nài, có cơ hội đi tập huấn chuyên môn nhiều hơn.

Cô chia sẻ: "Bố của cô là cựu chiến binh từng tham gia chiến tranh, em chồng cô cũng chịu ảnh hưởng chất độc da cam, cô Thảo hiểu hơn ai hết nỗi đau chiến tranh để lại. Cô mong muốn đem những gì mình học được trên ghế nhà trường sẽ có ích, giúp các em tiến bộ".

Bản thân đã có thời điểm muốn ra nước nài làm việc, haynhận được lời mời làm việc từ bên nài nhưng sau cùng cô Thảo vẫn chọn gắn bó với học sinh đặc biệt tại đây. “Khi làm ở đây, mỗi bạn nhỏ có sự tiến bộ chính là động lực cho mình cố gắng, làm sao giúp các em có thể làm những việc đơn giản như các kỹ năng tự phục vụ bản thân, mình chọn ở lại nơi đây”, cô tâm sự.

13 năm không phải là khoảng thời gian ngắn, đó là cả hành trình bao gồm rất nhiều khó khăn nhưng cũng đầy hạnh phúc. Công việc đòi hỏi cô Thảo phải có một ý chí, nghị lực phi thường và tấm lòng yêu thương cao cả thì mới bám trụ được với nghề. Bên cạnh đó, sự ủng hộ từ gia đình chồng đã tiếp thêm sức mạnh cho cô trong suốt quá trình làm việc tại đây. Niềm hạnh phúc của mỗi thầy cô dạy trẻ khuyết tật chính là nhìn thấy sự tiến bộ, lạc quan và niềm tin trong cuộc sống của những học trò nhỏ, giúp các em tăng khả năng nhận thức, hoà nhập cộng đồng.

 BB

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN