Học sinh dân tộc nghèo và ước mơ được trở thành bác sĩ
(Sóng trẻ) - Danh mặc một chiếc áo đồng phục mùa đông đã cũ, mái tóc dài cột đơn giản sau lưng, màu da ngăm ngăm bật lên được đôi mắt sáng ngời với ước mơ muốn trở thành bác sĩ cứu người.
Đến trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Kì Sơn vào một ngày đông lạnh buốt. Huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An dường như vẫn đang chìm vào giấc ngủ trắng xóa mờ sương. Thế nhưng trong không khí đã vang lên tiếng trống thúc dục chuẩn bị buổi học của nhà Nội trú dành cho học sinh nghèo của trường Phổ thông nơi đây.
Bước đến lớp học 12B2, chúng tôi được tiếp chuyện em Moong Thị Danh, một học sinh dân tộc có thành tích học tập và hạnh kiểm tốt. Gặp mặt PV, em hơi ngạc nhiên, sau khi cô giáo chủ nhiệm trao đổi vài phút, em mới mỉm cười.
Danh mặc một chiếc áo ấm đã cũ, mái tóc dài cột đơn giản sau lưng, màu da ngăm ngăm bật lên được đôi mắt sáng ngời. Em là người dân tộc Khơ mú - dân tộc thiểu số ít người nhất huyện Kì Sơn. Theo lời em kể, chúng tôi được biết nhà em ở bản Phà Khảo, xã Phà Đánh. Bố mẹ em làm rẫy kiếm tiền nuôi 3 anh chị em Danh ăn học. Vì kinh tế khó khăn, sau mỗi tuần học, em tranh thủ ngày nghỉ lặn lội đi bộ đường rừng 10 cây số về làm việc phụ bố mẹ.
Đến trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Kì Sơn vào một ngày đông lạnh buốt. Huyện miền núi nghèo của tỉnh Nghệ An dường như vẫn đang chìm vào giấc ngủ trắng xóa mờ sương. Thế nhưng trong không khí đã vang lên tiếng trống thúc dục chuẩn bị buổi học của nhà Nội trú dành cho học sinh nghèo của trường Phổ thông nơi đây.
Bước đến lớp học 12B2, chúng tôi được tiếp chuyện em Moong Thị Danh, một học sinh dân tộc có thành tích học tập và hạnh kiểm tốt. Gặp mặt PV, em hơi ngạc nhiên, sau khi cô giáo chủ nhiệm trao đổi vài phút, em mới mỉm cười.
Danh mặc một chiếc áo ấm đã cũ, mái tóc dài cột đơn giản sau lưng, màu da ngăm ngăm bật lên được đôi mắt sáng ngời. Em là người dân tộc Khơ mú - dân tộc thiểu số ít người nhất huyện Kì Sơn. Theo lời em kể, chúng tôi được biết nhà em ở bản Phà Khảo, xã Phà Đánh. Bố mẹ em làm rẫy kiếm tiền nuôi 3 anh chị em Danh ăn học. Vì kinh tế khó khăn, sau mỗi tuần học, em tranh thủ ngày nghỉ lặn lội đi bộ đường rừng 10 cây số về làm việc phụ bố mẹ.
Danh luôn cố gắng học tập để thực hiện ước mơ của mình
Em tâm sự: “Nhà em chỉ trồng lúa và ngô thôi. Mỗi năm chỉ làm được một vụ. Năm nào trời hạn hán, không mưa xuống thì cả nhà em phải gánh nước dưới sông lên đồi tưới. Có năm nắng quá thì mất trắng hết”. Những năm đói kém như vậy, nài trợ cấp của nhà nước, gia đình Danh phải lên rừng bắt thú, xuống sông đánh cá để đổi cơm gạo, tiền học cho các con. Em bồi hồi nhớ lại những ngày nắng cháy da, lên rẫy cùng bố mẹ trỉa hạt, tưới nước. Chúng tôi chú ý đến bài tay của em. Lúc tiếp chuyện, em vẫn đang làm dở bài tập. Em vẫn còn rất trẻ nhưng tay thì chai sạn đi nhiều.
Khi hỏi về thành tích, quá trình học tập, Danh hồ hởi kể: “ Em học cấp 2 ở trong bản, thi đậu được cấp 3 huyện em mừng lắm vì được học tiếp. Nhưng bố mẹ em sợ không có đủ tiền cho em học ở huyện”. Danh trầm ngâm: “Năm đầu tiên học ở trường huyện, bố mẹ làm lụng vất vả gửi được cho em mỗi tháng 200 ngàn đồng tiền ăn ở. Đến năm lớp 11, em quyết tâm thi vào lớp nội trú, để đỡ đần phần nào cho bố mẹ”. Thật vậy, đầu năm lớp 11, Danh đã thi đậu lớp nội trú, được ở trong trường, nhà nước nuôi ăn học. Gia đình em đã đỡ vất vả hơn rất nhiều. Khi hỏi về Danh, cô giáo M.Hoa cho biết: “Trong 3 năm học tại trường nội trú, Danh là một học sinh gương mẫu, rất được thầy yêu bạn mến. Em ấy rất nỗ lực và có nhiều sáng tạo trong việc học ở trường”.
Khi hỏi về ước mơ sau này của mình, Danh cười rất tươi, giọng em đầy hy vọng: “ Em thích học Toán lắm, nhưng em muốn thi vào trường Y. Nếu có thể, em muốn làm một bác sĩ cứu người”. Câu trả lời chân chất của em học sinh nghèo vượt khó khiến tôi nghẹn ngào. Vài ngày nữa thôi, em sẽ trở về nhà với ít quà của nhà trường trợ cấp cho gia đình đón tết. Thật mong rằng trong năm mới, em sẽ giữ vững và biến ước mơ của mình thành sự thật.
Lương Chi
Lớp Báo mạng điện tử K31
Lớp Báo mạng điện tử K31
Cùng chuyên mục
Bình luận