Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 5 giảng viên được phong hàm Phó giáo sư năm 2014 (Bài 2)
(Sóng trẻ) - Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận vừa ký quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư cho 59 nhà giáo và đạt tiêu chuẩn chức danh phó giáo sư cho 585 nhà giáo. Trong đó, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có 5 nhà giáo đạt tiêu chuẩn chức danh Phó giáo sư năm 2014.
(Tiếp theo Bài 1)
PGS.TS Bùi Thị Thanh Hương
PGS.TS Bùi Thị Thanh Hương sinh năm 1961 tại Thạch Thất, Hà Nội. Cô là sinh viên khoa 1986 -1990 tại Trường Tuyên huấn Trung ương I (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền). Hiện cô đang công tác tại Khoa Triết Học – Học viện Báo chí và Tuyên truyền với vị trí Trưởng khoa. Trước khi về làm việc tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2002, TS Bùi Thị Thanh Hương đã có nhiều năm công tác tại Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong. Nài ra, cô còn thỉnh giảng tại Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Giáo trình “Khái lược lịch sử Triết học” đồng tác giả với Nguyễn Văn Đại, Nxb Chính trị - Hành chính.
Giáo trình “Lịch sử triết học cổ điển Đức” đồng tác giả với Nguyễn Đình Trình, Nxb Khoa học Xã hội.
Đề án nghiên cứu khoa học “Biên soạn khung, đề cương chi tiết, giáo trình đào tạo Thạc sĩ Triết học” thuộc đề án 1677 (Chủ nhiệm đề tài). Trong đó chủ biên 3 giáo trình: Một số vấn đề triết học trong các tác giả kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Triết học Phương đông cổ - trung đại, Lôgic biện chứng.
Góp thêm mấy ý kiến về phép biện chứng duy vật, Tạp chí Triết học.
Lịch sử và lôgic của lịch sử triết học, Tạp chí Triết học.
Kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học:
Đã hướng dẫn: Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án TS, 10 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn Ths. Đã hoàn thành: 10 đề án NCKH cấp bộ và cấp cơ sở. Đã công bố: 16 bài báo khoa học trong nước và nài nước. Xuất bản 4 đầu sách.
Khen thưởng:
Chiến sĩ thi đua cấp Cơ sở từ năm 2008 – 2013; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và nhiều Bằng khen của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa
PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa là một trong số những PGS trẻ tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Hiện thầy là Trưởng khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo. Trước đó thầy giữ cương vị Phó trưởng khoa Phát thanh truyền hình. Bên cạnh nghề giáo, thầy còn là Tổng biên tập Thời báo Doanh Nhân – một trong những tổng biên tập trẻ nhất làng báo Việt Nam với hơn 15 năm kinh nghiệm cầm bút và gắn bó cuộc đời với báo chí.
Trước 2014: Thầy giữ chức Phó Trưởng khoa và giảng viên Khoa Phát Thanh – Truyền hình. Đồng thời thầy tham gia nhiều diễn đàn, hội thảo truyền thông – báo chí với vai trò khách mời trên cương vị Tiến sĩ báo chí; đóng góp nhiều bài viết đăng trên các báo Doanh Nhân, Báo mới, VietNamNet, Tuổi Trẻ, Dân trí…
Đăng nhiều nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực văn hóa báo chí, báo chí phản biện xã hội… trên một số tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí lý luận chính trị và truyền thông, Tạp chí người làm báo, Tạp chí nghề báo…
Những hướng nghiên cứu chính:
Về Tâm lý, giáo dục trong công tác tư tưởng. Nghiên cứu và định hướng dư luận xã hội, Những vấn đề tâm lý và giáo dục trong công tác tư tưởng. Nghiên cứu đối tượng công tác tư tưởng và nhận diện thực trạng tình hình tư tưởng của các nhóm đối tượng, Những vấn đề lý luận và thực tiễn báo chí hiện đại…
Với 15 năm hoạt động trong làng báo, thầy Đỗ Chí Nghĩa đã xây dựng được cả một gia tài những bài bình luận, bài báo với rất nhiều chủ đề khác nhau.
Trong bài “Ngành Báo chí có gì đặc biệt?”, TS. Đỗ Chí Nghĩa chia sẻ suy nghĩ về nghề làm báo
Thầy Đỗ Chí Nghĩa và băn khoăn trong nền giáo dục, có bài “Niềm vui và nỗi ám ảnh ngày khai trường”
Bàn về vấn đề chính trị, tìm bài “Không đợi Diên Hồng mới hiểu lòng dân”
Về nghiệp kinh doanh, thầy viết bài “Doanh nhân Việt: Cái bất biến giữa thế sự chuyển xoay”
Mỗi bài viết, mỗi chủ đề là suy nghĩ, chia sẻ của thầy được đúc rút từ cái nhìn tinh tế xuyên qua cuộc sống. Chính tư duy sắc sảo, sự nhạy cảm trước biến chuyển của thời cuộc ở một người làm báo đã khiến những bài viết của thầy không chỉ mang giá trị thực tiễn mà còn đúc kết thành bài học mang tính dự báo. Trong những bài viết của thầy không khó để bắt gặp những châm ngôn khiến ta gật gù suy ngẫm.
Những công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Nhà báo và sáng tạo báo chí trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội
Vai trò của báo chí và mạng xã hội
Lý lẽ từ cuộc sống (tuyển tập các bài báo)
Tác giả của những châm ngôn nghề báo và cuộc sống
Điều đặc biệt rằng, mỗi châm ngôn của PGS.TS Đỗ Chí Nghĩa không bị giới hạn chỗ đứng.
“Một nền giáo dục không thể coi là có chất lượng, không thể coi là tiên tiến khi những đứa trẻ đến trường cặp sách trĩu nặng sách giáo khoa và nỗi lo bài vở ngập đầu” – “Lý lẽ từ cuộc sống” – TS Đỗ Chí Nghĩa
Thầy nhắc nhở về đạo đức trong kinh doanh: “Cái tâm với cộng đồng, chữ nhân mà ông bà đã dạy. Đó là giá trị bất biến giữa dòng thế sự chuyển xoay
Thầy nói về châm ngôn của thời báo Doanh Nhân do thầy làm Tổng biên tập: “Chúng tôi không chạy theo cách làm giật gân câu khách mà chúng tôi lặng lẽ để có được những độc giả trung thành”
“Danh dự rẻ khi anh đánh đổi và sẽ rất đắt khi mà không ai mua được”
Cường Ngô
Cùng chuyên mục
Bình luận