Hội xuân Bát Tràng - không khí tươi vui bên bờ sông Hồng

(Sóng trẻ) - Làng nghề cổ Bát Tràng  nằm ở bờ bắc sông Hồng, là một địa chỉ du lịch nổi tiếng của Hà Nội. Hàng năm lễ hội truyền thống được tổ chức tại đình làng Bát Tràng trong không khí trang nghiêm và thành kính.

Bát Tràng có lẽ không phải là một địa danh xa lạ với nhiều người. Thế nhưng không phải ai cũng biết và hiểu về lễ hội truyền thống của làng nghề nổi tiếng này. Lễ hội tổ chức nhộn nhịp trong ba ngày, từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 2 âm lịch hàng năm.

Ngày 14 âm lịch diễn ra nhiều nghi lễ quan trọng. Mở đầu là lễ Tam sinh dâng lên Thành Hoàng làng. Lễ bao gồm một con trâu tơ, một con dê béo thui vàng và một con lợn quay kèm theo mâm xôi, rượu để cầu cho “Quốc thái dân an, dân làng phồn thịnh”. Theo lệ, mỗi năm một xóm trong làng được vinh dự rước lễ Tam Sinh vào Đình. Sau đó, Lễ Cấp thủy (rước nước trên sông Hồng) diễn ra song song cùng với Lễ Rước kiệu trên cạn. Ngay khi dòng nước thiêng sông Hồng sau Lễ Cấp thủy đưa về thì Lễ Nhập thủy và Lễ Tế thần được tổ chức.

1406a4d82_anh1.jpg.jpg

Kiệu được dùng trong lễ tế

1406a4d82_anh2.jpg.jpg

Trống hội của làng

Ngày 15 âm lịch, các dòng họ lớn, các hộ gia đình trong làng cùng các cơ quan – doanh nghiệp và du khách đến dâng lễ tại Đình Bát Tràng.

1406a4d82_anh3.jpg_1.jpg

Một dòng họ chuẩn bị tiến lễ vào đình trong trang phục truyền thống

1406a4d82_anh4.jpg.jpg

Các cụ già - những vị khách danh dự của lễ hội

1406a4d82_anh5.jpg.jpg

Dòng người vào dâng lễ khá đông

Bên cạnh phần Lễ, phần Hội diễn ra trong suốt dịp lễ hội cũng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Làng tổ chức giao lưu với các làng bạn như Nam Dư, Giang Cao,... Các trò chơi có thưởng luôn hấp dẫn đông đảo người tham gia. Đến với lễ hội, mọi người còn có thể nghe hát quan họ tại hồ Hoa Súng (Khu triển lãm) hay thưởng thức những tiết mục văn nghệ do Câu lạc bộ văn nghệ làng Bát Tràng biểu diễn.

28f0a8ba2_anh6.jpg.jpg

Người dân trong làng mặc đẹp để đến lễ hội

Đến ngày 16, làng thực hiện Lễ Tạ, tiến hành nghi lễ rước kiệu hồi cung và thụ lộc Tam sinh. Kết thúc Lễ hội truyền thống làng nghề cổ Bát Tràng là màn đốt pháo bông và thả hoa đăng trên sông Hồng vào buổi tối cùng ngày.

Lễ hội làng Bát Tràng tổ chức có ý nghĩa tôn vinh nghề gốm truyền thống, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn; xây dựng ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của ông cha từ ngàn xưa để lại. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để quảng bá sản phẩm và nét đẹp văn hóa của Bát Tràng đến với du khách thập phương.

Nguyễn Thị Diệu Linh
Lớp Truyền hình K33A1




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN