Khắc ghi lời dạy của Người
(Sóng Trẻ) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với báo chí một cách tự nhiên. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Người nhận thấy báo chí chính là phương tiện, một thứ vũ khí tuyệt diệu để đấu tranh, vì vậy, Người đã học tập, sử dụng nó một cách thành thạo, xuất sắc. Người luôn coi báo chí là một vũ khí sắc bén, một bộ phận của công tác cách mạng và có sức “ảnh hưởng trong dân chúng rất mạnh”.
Người nói: “Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết những bức tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư yêu đương.” (1) Người coi viết báo là để hoạt động cách mạng và vì hoạt động cách mạng mà viết báo. “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh…” (2)
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Quang Hưng, Hồ Chí Minh là “người khơi nguồn một dòng báo, một sự nghiệp” (3). Tính từ năm 1922 đến khi về nước (tháng 1 năm 1941), Người đã sáng lập và trực tiếp tổ chức nội dung, trình bày và phát hành 8 tờ báo cách mạng. Thông qua cách đặt tên và nội dung của những tờ báo đó có thể thấy rõ tính hệ thống trong tư tưởng sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén cho mục đích đấu tranh cách mạng của Người.
Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: “Có thể nói, trừ đi những tác phẩm lớn của Người, tư tưởng Hồ Chí Minh được bộc lộ chủ yếu qua báo chí.” Những tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh chứa đựng những giá trị văn hóa, tri thức sâu sắc, ý nghĩa chính trị lớn lao. “Ngòi bút báo chí không bó hẹp trong phạm vi một dân tộc mà mang tầm vóc, trí thức và kinh nghiệm của một nhà hoạt động báo chí quốc tế”. (4)
Kể từ bài báo đầu tiên (Bài “Vấn đề người bản xứ” đăng trên tờ Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp ngày 02/8/1919) đến bài báo cuối cùng (Bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên báo Nhân Dân ngày 01/6/1969), Người đã sử dụng gần 100 bút danh và để lại cho lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam khoảng 2000 bài báo với đủ các thể loại, tạo nên một phong cách độc đáo – phong cách báo chí Hồ Chí Minh.
Những thành công ấy không tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một nghị lực phi thường cùng với trí tuệ hơn người. Nói như Hồ Chí Minh, “kinh nghiệm làm báo của Bác là kinh nghiệm làm báo ngược: Học viết báo tiếng Pháp trước, rồi tiếng Trung, sau cùng mới là tiếng Việt”. Lúc đầu, Bác tập viết tin vắn, mỗi tin chỉ 3 – 5 dòng, khi đã quen tay Bác viết dài thêm, “cứ thế, dần dần, Bác viết được những bài báo 15 – 20 dòng, rồi cả cột dài”. Đến khi đã viết được dài, Bác “viết rút ngắn lại, cũng những việc như vậy nhưng phải viết cho rõ, cho gọn”. (5)
Với bề dày văn hóa, kiến thức uyên thâm, phạm vi hoạt động rộng, hiểu biết thực tiễn phong phú, thông thạo nhiều nại ngữ, Hồ Chí Minh đã thể hiện năng lực và bản lĩnh của một nhà báo mang tầm vóc quốc tế, đồng thời là người thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Tự nhận mình “là một người có nhiều duyên nợ với báo chí” lại “ít nhiều có kinh nghiệm về báo chí” nên Người thường xuyên có những ý kiến, đóng góp cho hoạt động báo chí. Vì báo chí có “một địa vị quan trọng trong dư luận” nên nài việc luôn chú ý đến nội dung, hình thức và “cách viết” hấp dẫn, Người yêu cầu đội ngũ cán bộ báo chí phải có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và đạo đức cách mạng. Những đòi hỏi của Người cũng chính là những nội dung căn bản, những nguyên tắc sống còn của nền báo chí cách mạng: Đúng, Trúng và Hay.
Thấm thoắt đã gần 90 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra tờ báo cách mạng đầu tiên, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng và số lượng. Đội ngũ hơn 18.000 nhà báo cũng đã trưởng thành và được Đảng, nhân dân ghi nhận. Những người làm báo Việt Nam luôn ghi nhớ lời Người: Làm báo mà biết sử dụng ngòi bút chính nghĩa của mình phục vụ cuộc đấu tranh cho tự do, cho chân lý, cho tương lai tươi sáng của loài người, “là một nhiệm vụ cực kỳ vẻ vang”.
Chú thích:
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, NXB Sự thật, Hà Nội, 1989, tr97
(3) Đỗ Quang Hưng (2001), Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh, NXB Lao Động, Hà Nội, tr.83.
(4) Hà Minh Đức, (2000), “Sự nghiệp báo chí và văn học Hồ Chí Minh”, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.161.
(5) Hồ Chí Minh, Về vấn đề báo chí, Tài liệu tham khảo, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
Người nói: “Tờ báo chỉ là giấy trắng mực đen mà thôi. Nhưng với giấy trắng mực đen ấy, người ta có thể viết những bức tối hậu thư, người ta có thể viết những bức thư yêu đương.” (1) Người coi viết báo là để hoạt động cách mạng và vì hoạt động cách mạng mà viết báo. “Đối với những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh…” (2)
Theo nhà nghiên cứu Đỗ Quang Hưng, Hồ Chí Minh là “người khơi nguồn một dòng báo, một sự nghiệp” (3). Tính từ năm 1922 đến khi về nước (tháng 1 năm 1941), Người đã sáng lập và trực tiếp tổ chức nội dung, trình bày và phát hành 8 tờ báo cách mạng. Thông qua cách đặt tên và nội dung của những tờ báo đó có thể thấy rõ tính hệ thống trong tư tưởng sử dụng báo chí như một vũ khí sắc bén cho mục đích đấu tranh cách mạng của Người.
Giáo sư Hà Minh Đức cho rằng: “Có thể nói, trừ đi những tác phẩm lớn của Người, tư tưởng Hồ Chí Minh được bộc lộ chủ yếu qua báo chí.” Những tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh chứa đựng những giá trị văn hóa, tri thức sâu sắc, ý nghĩa chính trị lớn lao. “Ngòi bút báo chí không bó hẹp trong phạm vi một dân tộc mà mang tầm vóc, trí thức và kinh nghiệm của một nhà hoạt động báo chí quốc tế”. (4)
Kể từ bài báo đầu tiên (Bài “Vấn đề người bản xứ” đăng trên tờ Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp ngày 02/8/1919) đến bài báo cuối cùng (Bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi đồng” đăng trên báo Nhân Dân ngày 01/6/1969), Người đã sử dụng gần 100 bút danh và để lại cho lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam khoảng 2000 bài báo với đủ các thể loại, tạo nên một phong cách độc đáo – phong cách báo chí Hồ Chí Minh.
Những thành công ấy không tự nhiên mà có. Đó là kết quả của một nghị lực phi thường cùng với trí tuệ hơn người. Nói như Hồ Chí Minh, “kinh nghiệm làm báo của Bác là kinh nghiệm làm báo ngược: Học viết báo tiếng Pháp trước, rồi tiếng Trung, sau cùng mới là tiếng Việt”. Lúc đầu, Bác tập viết tin vắn, mỗi tin chỉ 3 – 5 dòng, khi đã quen tay Bác viết dài thêm, “cứ thế, dần dần, Bác viết được những bài báo 15 – 20 dòng, rồi cả cột dài”. Đến khi đã viết được dài, Bác “viết rút ngắn lại, cũng những việc như vậy nhưng phải viết cho rõ, cho gọn”. (5)
Với bề dày văn hóa, kiến thức uyên thâm, phạm vi hoạt động rộng, hiểu biết thực tiễn phong phú, thông thạo nhiều nại ngữ, Hồ Chí Minh đã thể hiện năng lực và bản lĩnh của một nhà báo mang tầm vóc quốc tế, đồng thời là người thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Tự nhận mình “là một người có nhiều duyên nợ với báo chí” lại “ít nhiều có kinh nghiệm về báo chí” nên Người thường xuyên có những ý kiến, đóng góp cho hoạt động báo chí. Vì báo chí có “một địa vị quan trọng trong dư luận” nên nài việc luôn chú ý đến nội dung, hình thức và “cách viết” hấp dẫn, Người yêu cầu đội ngũ cán bộ báo chí phải có phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn và đạo đức cách mạng. Những đòi hỏi của Người cũng chính là những nội dung căn bản, những nguyên tắc sống còn của nền báo chí cách mạng: Đúng, Trúng và Hay.
Thấm thoắt đã gần 90 năm trôi qua kể từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra tờ báo cách mạng đầu tiên, báo chí cách mạng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chất lượng và số lượng. Đội ngũ hơn 18.000 nhà báo cũng đã trưởng thành và được Đảng, nhân dân ghi nhận. Những người làm báo Việt Nam luôn ghi nhớ lời Người: Làm báo mà biết sử dụng ngòi bút chính nghĩa của mình phục vụ cuộc đấu tranh cho tự do, cho chân lý, cho tương lai tươi sáng của loài người, “là một nhiệm vụ cực kỳ vẻ vang”.
Trường Sơn
(Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo số tháng 3/2012)
(Bài đăng trên Tạp chí Người làm báo số tháng 3/2012)
Chú thích:
(1) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, NXB Sự thật, Hà Nội, 1984
(2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10, NXB Sự thật, Hà Nội, 1989, tr97
(3) Đỗ Quang Hưng (2001), Thêm những hiểu biết về Hồ Chí Minh, NXB Lao Động, Hà Nội, tr.83.
(4) Hà Minh Đức, (2000), “Sự nghiệp báo chí và văn học Hồ Chí Minh”, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.161.
(5) Hồ Chí Minh, Về vấn đề báo chí, Tài liệu tham khảo, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội
Cùng chuyên mục
Bình luận