Khai mạc triển lãm Nảy mầm từ tàn tro

( Sóng trẻ )- Vào 17h ngày 9/1/2017, tại Trung tâm văn hóa Hàn Quốc, tổ chức Hagar lần đầu tiên mở triển lãm về phòng chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em với tên gọi “Nảy mầm từ tàn tro”. Triển lãm mở cửa tự do đến hết ngày 14/1/2017.

“Các vụ việc buôn bán người đã được phát hiện ở tất cả 64 tỉnh thành ở Việt Nam. Từ năm 2011 đến năm 2015, gần 5500 nạn nhân được phát hiện và giải cứu, trong đó hơn 80% là phụ nữ và trẻ em” ( Liên hợp quốc ) . “Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015, ở Việt Nam có 8200 vụ lạm dụng trẻ em với 10000 nạn nhân, trong đó có 5300 vụ liên quan tới lạm dụng tình dục” ( Bộ Lao động Thương binh Lao động và Xã hội ). “Cứ 4 phụ nữ có con dưới 15 tuổi thì có 1 người cho biết con cái họ đã từng bị bạo lực về thể xác bởi chính chồng họ” ( Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam, 2010 ).

Mua bán người, bạo lực gia đình hay xâm hại tình dục là những vấn đề xâm phạm quyền con người nghiêm trọng. Nhưng đáng lo hơn chính là sau tại nạn xảy ra, những người trong cuộc phải chịu đựng hậu quả và đấu tranh với nó để sống tiếp.

Triển lãm trưng bày 21 bức tranh chân dung của 21 người trong số đó, do các chị em phụ nữ vẽ chính mình. Đó là một không gian của những câu chuyện có thật mà không thể diễn tả hết bằng lời của những người phụ nữ và trẻ em đã từng bị mua bán, bạo lực gia đình hay xâm hại tình dục. 

“Bởi vì em là con gái nên ngay từ nhỏ bố đã ghét, chì chiết, đánh đập và đối xử bất công. Lấy chồng, tưởng cuộc sống sẽ tốt hơn nhưng không ngờ gặp phải người cờ bạc, lười lao động: lấy hết tiền bạc của em, em không có tiền thì bị đánh thâm tím mặt mày. Giờ đây khi nhìn lại bi kịch em nhận ra việc nhịn nhục và chịu đựng chỉ khiến mình thêm đau khổ, bất hạnh. Giờ đây khi đã phá vỡ được xiềng xích em thấy cuộc sống hiện tại dẫu còn khó khăn nhưng em được tự do sống là chính mình.” ( Lời tâm sự của một người phụ nữ bị bạo hành ).

Có người vẫn đang phải chống chọi hàng ngày với những nỗi ám ảnh, có người đã tự tin, hiểu biết hơn để giảm thiểu tình trạng bị bạo lực, có người đã vượt qua tổn thương và đang rất thành công với cuộc sống mới. Họ đang ở những giai đoạn khác nhau của quá trình hàn gắn và phục hồi nhưng chắc chắn rằng họ sẽ đều gặp nhau ở phía cuối con đường, nơi mà họ trưởng thành và mạnh mẽ hơn sau những trải nghiệm đau thương trong quá khứ. 

c1d71c2ed_1.jpg

c1d71c2ed_2.jpg

c1d71c2ed_3.jpg
Một số bức tranh do nạn nhân vẽ chính mình

c1d71c2ed_4.jpg
Chia sẻ của những người đến tham dự triển lãm

Ths. Đoàn Hương, Chuyên gia tâm lý hỗ trợ, điều trị tâm lý cho các nạn nhân bị bạo hành gia đình, xâm hại tình dục và mua bán, cho biết: “Mục đích đầu tiên, chúng tôi đưa ra thông điệp về những góc khuất trong việc trợ giúp phụ nữ bị xâm hại tình dục, bị mua bán và bị bạo hành. Họ phải phải chịu những tổn thương tâm lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần. Nạn nhân bị sang chấn tâm lý thường xuyên bị ám ảnh, gặp ác mộng. Để điều trị sang chấn đó cần rất nhiều thời gian mới có thể chữa lành tổn thương tâm lý. Thông điệp thứ hai, chúng tôi hi vọng mọi người sẽ có những cái nhìn cảm thông, chia sẻ với nạn nhân. Thứ ba, đây cũng là kênh để họ có thể chia sẻ, bộc lộ về những trải nghiệm, cảm xúc cá nhân của các nạn nhân. Những chủ nhân tham gia vẽ tranh triển lãm họ sẽ có giai đoạn phục hồi, phát triển khác nhau. Vẽ tranh là một hoạt động bổ trợ trong quá trình điều trị tâm lý, nhiều bạn sau hoạt động này đã khám phá ra bản thân mình thích vẽ. Các bạn có dự định sẽ ôn luyện để thi vào một trường đại học có liên quan đến mỹ thuật. Những nỗi đau mà họ trải qua, nhiều khi không thể nói bằng lời nhưng qua những hoạt động nghệ thuật như thế này sẽ giúp họ bộc lộ dễ dàng hơn”.

Triển lãm cung cấp thông tin về các vấn đề mua bán người, bạo lực gia đình, xâm hại tình dục và ảnh hưởng của chúng tới phụ nữ Việt Nam, cũng như các hoạt động trợ giúp phụ nữ và trẻ em của tổ chức Hagar tại Việt Nam. Người xem có thể kết nối với từng cá nhân thông qua ánh mắt, nụ cười, khuôn mặt, màu da của nhân vật trong tranh và tự tìm ra cho mình hàm ý về câu chuyện và cảm xúc của họ. Hãy bớt thờ ơ với những số phận khó khăn, hãy san sẻ, động viên để họ có thêm tự tin phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi vì từ trong tàn tro của những sự đổ vỡ, những nỗi đau, luôn có hạt giống của một sự sống mới chờ đợi được nảy mầm.

Vũ Thị Hồng Vân
Báo chí đa phương tiện K35

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN