Khâm phục nghị lực cô gái khuyết tật dùng con chữ để thay đổi số phậ

(Sóng trẻ) - “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó thì đó là lỗi của bạn”. Câu nói nổi tiếng ấy của Bill Gates đã trở thành câu nói yêu thích nhất của cô gái trẻ Dương Thị Hải Yến, sinh năm 1989, sinh ra đã mang trong mình chứng bệnh bại não dẫn đến bại liệt toàn thân.

Vượt lên chính mình

Yến không sinh ra trong cái nghèo, nhưng lại sinh ra trong cái khó quả thực nghiệt ngã. Vốn sinh thiếu tháng, Yến đã chẳng được khỏe mạnh như “con nhà người ta”. Cho đến khi lên 2, khi những đứa trẻ khác đã biết đi, Yến vẫn mãi chẳng đi được. Đưa con đi khám khắp nơi thì phát hiện ra con gái nhỏ của mình bại liệt toàn thân, nỗi đau đớn, sự tuyệt vọng đè nặng trong lòng người làm cha làm mẹ. Nuôi con đã khó, nuôi một đứa con khuyết tật còn khó hơn vạn lần.

Có bệnh thì vái tứ phương và chuỗi ngày chữa bệnh đằng đẵng của Yến bắt đầu. Yến tâm sự: “Càng lớn mình càng nhận thức được rằng mình phải đi được, mình phải làm được, mình không thể phụ thuộc vào người khác cả đời. Nên mình cố gắng quyết tâm bằng mọi giá khắc phục đôi chân và tay phải”
  
Sau khi đưa con đi chữa bệnh ở nhiều nơi nhưng không đạt được kết quả tốt, bố Yến đưa con đến gặp bác sĩ Nguyễn Tài Thu và chữa bệnh tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương. Gặp thầy,  gặp thuốc, tình trạng sức khỏe của Yến cải thiện rõ rệt. Mỗi ngày Yến chỉ ngủ 4 tiếng, sáng châm cứu, xung điện; chiều tập phục hồi chức năng. Yến bảo tập đi thôi cũng đã đau đớn lắm vì chân Yến yếu mà cả sức nặng của cơ thể dồn lên đôi chân.

Cứ như vậy, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, thấm thoát 6 năm trời sáng đi tối về, Yến kiên trì với chính bản thân mình và nỗ lực không ngừng nghỉ. 16 tuổi, tình trạng của Yến từ một con số 0 đã được cải thiện đến 80%. Cô gái yếu ớt ngày nào giờ đã có thể tự đi lại, tự vận động và tự làm được phần lớn mọi việc.


Học chữ và những thay đổi tích cực 

16 tuổi, nhưng Yến mù chữ. Cô nói ngọng không ai hiểu, không giao tiếp được với người nài và cũng không có bạn bè. Yến sống khép kín trong mặc cảm bệnh tật. Cô bi quan tới mức chẳng thiết tha làm gì và suy nghĩ chẳng sâu xa. Gia đình động viên Yến đi học nhưng Yến không đi bởi “ mình như thế này thì học để làm gì ”. Một thời gian dài Yến không biết mình cần gì và muốn gì.

d8ecbee18_11348813_10204377060610246_1124684066_n.jpg
Yến dạy học cho một em nhỏ

Cho đến một ngày, lời nói của đứa em gái như động vào lòng tự trọng của Yến và đó chính là cú hích với cuộc đời cô. Yến kể :“ Một hôm em gái mình viết lên bảng chữ “ Yến hâm” và bảo mình rằng đọc được chữ này mới xứng đáng làm chị. Nếu không đọc được thì nhường chức vụ này lại cho nó.  Làm chị phải cho ra dáng chị, mình thay đổi suy nghĩ và quyết định đi học”. Tìm hiểu và biết gần nhà có lớp học tình thương dạy trẻ em khuyết tật, bố Yến xin cho con vào học ở đó.

Có trí nhớ tốt nhưng nói và viết vô cùng khó khăn, việc học cũng gặp phải rất nhiều trở ngại. Yến bảo bản thân mình nếu không nghe được giọng của mình thì làm sao người khác nghe được giọng của mình. Bố mẹ cho tiền ăn sáng, Yến tích kiệm và tự mua lấy một chiếc mp3 có chức năng ghi âm, ghi lại giọng nói của mình, nghe và tự sửa. Với đôi tay dị tật, viết và ghi chép mất rất nhiều thời gian, Yến đến lớp nghe cô giáo giảng bài, nhờ vào đầu rồi về nhà sẽ tự viết lại. Càng học càng hăng hái, càng học càng ham, kĩ năng viết và nói của Yến được cải thiện đáng kể. 23 tuổi, Yến hoàn thành xong chương trình lớp 12.

Từ ngày đi học, gặp gỡ và giao tiếp với mọi người nhiều hơn, Yến không còn mặc cảm nữa. Đầu óc mở mang hơn và nhìn ra thế giới bên nài, Yến nhận ra mình không chỉ học cho bản thân mà còn học cho người khác nữa, học để làm được những việc có ích cho xã hội. Yến tham gia sinh hoạt trong Câu lạc bộ Sinh viên Khuyết tật Hà Nội và dạy học cho các em nhỏ khuyết tật khác trong khu phố. Từ vị trí của một học sinh ở lớp học tình thương, giờ đây, Yến trở thành người truyền tri thức đến những trẻ em khuyết tật khác. Yến đã từng như vậy, nên cô có thể hiểu, đồng cảm, kiên nhẫn giúp đỡ chúng.

Yến sinh ra trong cái khó nghiệt ngã, nhưng không để cái khó ấy quật ngã mình. Yến đã không đổ lỗi cho hoàn cảnh mà chùn bước. Trước mắt Yến, mọi thứ hẳn sẽ chưa êm đềm và bình lặng, sẽ còn những khó khăn của cơm áo gạo tiền, nhưng bằng sự lạc quan, bằng kinh nghiệm và tri thức, Yến sẽ có thể vững vàng vượt qua những sóng gió của cuộc đời. 

Ngọc Nữ
Truyền hình K32 – A1 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN