Khát vọng phá vỡ định kiến về người điếc tại flow-ee

“Tôi muốn những người điếc được công nhận dựa trên những giá trị và thành quả họ tạo ra, thay vì hoàn cảnh của họ.” - chia sẻ của anh Ngô Quốc Hào, CEO của quán cafe flow-ee, nơi nhân viên lắng nghe bằng mắt, khách hàng gọi đồ uống bằng tay.

Nằm khiêm tốn trên con phố nhỏ Thể Giao, quán cafe “flow-ee” do anh Ngô Quốc Hào và bạn bè thành lập, đã tạo một làn sóng tích cực khắp các trang mạng xã hội, thu hút nhiều thực khách, đặc biệt là các bạn trẻ. Với khát vọng tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng cho người khuyết tật, quán có toàn bộ nhân viên là người điếc.

cf1.jpeg
CEO Ngô Quốc Hào (áo trắng) và nhân viên quán cafe flow-ee. (Ảnh: NVCC)

Khi định kiến tồn tại

Người điếc nói riêng hay người khuyết tật nói chung thường bị đánh giá thấp khả năng làm việc. Nhưng khi tiếp xúc với họ, anh Hào đã nhận ra đó là những quan điểm hoàn toàn sai lệch. 

Từng có bạn đại học là người khiếm thính. Tò mò một người khiếm thính sẽ nghe giảng như thế nào, anh Hào đã thử nói những câu tiếng anh rất dài để người bạn kia đoán. Kết quả không ngờ là người bạn đó đoán đúng hết dù không có máy trợ thính. 

Anh tâm sự: “Lúc này, tôi mới nhận ra nếu cứ vì định kiến mà không tiếp xúc hay tìm hiểu thì sẽ chẳng bao giờ biết được tài năng và giá trị mà họ có thể cống hiến cho xã hội. Mong muốn phá vỡ những định kiến về người khuyết tật thúc đẩy tôi muốn  hiện dự án liên quan tới người điếc.” 

cf2.jpeg
CEO Ngô Quốc Hào. (Ảnh: NVCC)

Đã được ấp ủ từ lâu nhưng khi gặp được những người bạn cùng chí hướng thì dự án Flow-ee mới được thực hiện. Những bạn trẻ chọn người điếc làm nhân viên phục vụ vì người điếc là nhóm người dễ gặp tổn thương nhất. Họ chỉ có thể phát ra âm thanh nên nhóm người này cần thêm nhiều cơ hội. 

Quán cafe nhỏ hiện có 6 nhân viên và họ được gọi bằng cái tên thân thương “flower" - bông hoa. Họ được kết nối công việc thông qua một trung tâm thu thập thông tin của những bạn khuyết tật có nhu cầu tìm việc làm.

Theo quan sát và kinh nghiệm cá nhân, anh Hào nhận thấy người khuyết tật thường có thu nhập không cao, trung bình một tháng không vượt quá 3 triệu đồng. Và trường hợp của bạn Sơn (21 tuổi, Hà Nôi), một nhân viên tại quán cũng vậy. Trước khi đến với fow-ee, Sơn từng làm công việc giặt giũ và dọn phòng trong một khách sạn với mức lương chỉ vỏn vẹn 2 triệu đồng/ tháng.

Trước những bất công được coi là lẽ thường tình, anh Hào không chỉ mong muốn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người khuyết tất, mà còn một nơi người lao động được trả mức lương xứng đáng. Mô hình quán cafe này cũng giúp người điếc có cơ hội tiếp xúc với nhiều nhóm người khác nhau, được thử sức sáng tạo như đề xuất công thức, thay vì hạn chế khả năng bản thân ở những công việc cơ bản.

Trên thực tế, một số thực khách sẽ thấy từ “điếc" là cách nói nặng nề và sử dụng từ “khiếm thính" như một cách nói giảm nói tránh. Nhưng theo anh Hào, đó là cách gọi chưa đúng bởi bản chất giữa hai nhóm người này khác nhau. Toàn bộ nhân viên của flow-ee là người điếc và đều hài lòng với cách gọi ấy.

cf3.jpg
Nhân viên làm việc tại quán cafe. (Ảnh: Tuyết Hạnh)

Sự công nhận thế chỗ cho thương cảm

Mọi công việc của flow-ee đều được hướng dẫn và đào tạo trước khi làm chính thức. Anh Hào cho biết trong thời gian đầu luôn cần phiên dịch hỗ trợ. Nhưng qua một vài tháng, nhận thấy rằng bản thân cần tự quản lý công việc và giao tiếp với nhân viên nên đã học ngôn ngữ ký hiệu. 

“Không quan trọng trước đó các bạn cần làm hay có kinh nghiệm gì, mà quan trọng chúng ta là những người quản lý như thế nào.” - anh Hào cho hay.

Với ý nghĩa nhân văn, quán đã nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm trên các trang mạng xã hội. Hàng chục nghìn lượt xem được ghi nhận, quán thành công thu hút được đông đảo công chúng đến trải nghiệm. Từ trẻ nhỏ tới người trung niên, hoa hậu hay các KOL (người nổi tiếng trên mạng xã hội) đều ghé thăm và ủng hộ quán.

Để nhân viên của mình có thể tự do và làm việc bình đẳng, quán quyết định sẽ không để một người quản lý nào hỗ trợ trong giờ làm việc. Dù vậy, mỗi khách hàng khi đến đây đều cảm thấy tự nhiên và thoải mái bởi lời nói không phải cách thức duy nhất để giao tiếp. Tất cả đều được trao đổi qua giấy bút.

Điểm đặc biệt ở những “flower" là các bạn ở độ tuổi rất trẻ. Trái ngược với sự khép nép hay tự ti về khiếm khuyết, các bạn dễ dàng bộc lộ tính cách năng động, trẻ trung. Chính điều này đã đem đến nhiều năng lượng tích cực cho khách hàng

Nhiều vị khách ghé thăm flow-ee còn nhờ anh Hào và các bạn nhân viên dạy cử chỉ “xin chào", “cảm ơn vì đã làm đồ uống rất ngon". Nhờ sự hưởng ứng nhiệt tình, flow-ee đã thành công tổ chức các buổi workshop dạy ngôn ngữ ký hiệu miễn phí, do chính các bạn nhân viên hướng dẫn. 

cf4.jpeg
Khách hàng tại buổi workshop trải nghiệm ngôn ngữ ký hiệu. (Ảnh: NVCC)

Mỗi một “bông hoa" của quán đều đang đóng góp sức lao động, phát triển hàng này. Trong thời gian làm việc, các bạn vừa pha chế, vừa tìm hiểu và đề xuất công thức, thể hiện sự sáng tạo của mình trong từng thức uống của quán. 

Trước những nỗ lực không ngừng nghỉ của mỗi nhân viên, anh Hào bộc bạch: “Tôi muốn khách hàng đánh giá khả năng lao động của họ qua chính những thành phẩm là món ăn, đồ uống, thay vì suy nghĩ thương cảm mỗi khi gặp người khuyết tật."

Thành công lớn nhất là những nỗ lực và kỳ vọng được đền đáp. Nhiều khách hàng không còn quan tâm đến nhân viên quán là ai, mà chỉ đơn giản thấy thích không gian, đồ uống và phong thái phục vụ của quán. Những bài review, bình luận trên mạng xã hội đều có đánh giá tốt.  

cf5.png
Những đánh giá tích cực về quán ở trên trang Google. (Ảnh: Chụp màn hình)

Những người sáng lập flow-ee luôn mong muốn người khuyết tật có môi trường bình đẳng để làm việc và cống hiến giá trị bản thân. Với ý nghĩa nhân văn này, nam CEO trẻ tin rằng mô hình kinh doanh dành cho người khuyết tật nói chung và người điếc nói riêng chắc chắn sẽ phát triển và không bao giờ vụt tắt.  

“Nếu có ngày quán phải dừng hoạt động thì đó chỉ là điểm dừng với một số người quản lý. Tinh thần này sẽ luôn tồn tại và có người kế nhiệm, duy trì dựa trên mục đích ban đầu của flow-ee." - anh Hào chia sẻ. 

_cf6.jpeg
Những nhận xét tích cực và lời nhắn của mỗi vị khách tới thăm quán. (Ảnh: Facebook)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN