Khi điểm số trở thành áp lực

(Sóng Trẻ) - Bậc thang đánh giá năng lực của học sinh sinh viên hiện nay đều dựa trên những con số trong bảng điểm. Bên cạnh tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu, tinh thần học tập thì ngược lại nó cũng vô tình trở thành một áp lực nặng nề đối với nhiều bạn.

Áp lực vô hình từ điểm số

Hiện nay, cách đánh giá năng lực học tập của học sinh đều dựa vào điểm số từ những bài kiểm tra, bài thi học kỳ. Điều này đã hình thành ở học sinh một ý nghĩ tiêu cực  “muốn chứng tỏ mình học giỏi là phải đạt điểm càng cao càng tốt”, và đó cũng là nhiệm vụ chính của các bạn ở khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Với cách đánh giá này thì vô hình chung, một số bạn trở nên “cuồng” điểm số một cách thái quá, luôn coi điểm số là mục tiêu chính mà quên mất học tập không đơn thuần là giành điểm cao, mà là con đường đến với tri thức đích thực. Mang nặng tâm lý phải được điểm cao, phải được học sinh khá, giỏi đã khiến nhiều bạn mệt mỏi, stress.  Như vậy, điểm số đã biến tướng từ động lực trở thành áp lực, khiến cho việc học tập không còn là niềm vui mà chỉ còn những cuộc đua tranh điểm số.
                   1112097e9_1504afamilync4.jpg 

                                                             Điểm số không phải là tất cả

Những cách chạy trốn áp lực

Chính vì tâm lý phải đạt điểm cao bằng mọi giá, nhiều bạn đã không ngần ngại thực hiện những hành vi gian lận như quay cóp, chép bài của bạn,…Và đương nhiên, những cách này hầu hết đều mang lại những hậu quả cho các bạn nhiều hơn là kết quả.

Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn khiến áp lực tâm lý càng nặng nề hơn. Từ thất vọng, tới hoang mang, dần dần các bạn sẽ trở nên mệt mỏi bởi chính những mục tiêu quá sức mình đề ra. Hậu quả nguy hiểm nhất của tâm lý này chính là sự chán nản, thất vọng, mất niềm tin vào bản thân, thậm chí còn dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa.

Cách giải toả áp lực từ điểm số

Đầu tiên chính là sự nhận thức từ các bạn học sinh, sinh viên. Các bạn cần hiểu rằng điểm số không phải là tất cả, chúng chẳng là gì nài những con số, mà những con số này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng năng lực của bạn.  Vì thế, hãy luôn tự chủ trong học tập, không quá quan trọng điểm số sẽ giúp bạn có tâm lý thoải mái để trải nghiệm niềm vui trong học tập.

Bạn Trần Hằng (SV ĐH Phương Đông) cho biết: “Mình chưa bao giờ bị áp lực điểm số vì mình nghĩ mình đã cố gắng hết sức. Điều quan trọng nhất là những gì mình học được chứ không phải là những con số ”.

Một điều nữa là hãy lập một kế hoạch học tập chi tiết, từ từ phấn đấu để đạt được mức điểm mình mong muốn. Điều quan trọng nhất là không được “đốt cháy giai đoạn” và nhất là phải trung thực trong mỗi kì thi.

Phạm Lan Anh
Báo Mạng Điện Tử K.30


 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN