Nhức nhối với dịch vụ “học hộ” của sinh viê

(Sóng trẻ) - Hiện nay, tại nhiều trường Cao Đẳng và Đại học tại Hà Nội đã nở rộ loại dịch vụ “học hộ, thi hộ”. Nhiều bạn trẻ nhàn rỗi thời gian sẵn sàng nhận tiền để đi điểm danh hộ, thậm chí là làm khóa luận, tiểu luận hộ cho các sinh viên ham chơi, lười học nhưng dư dả về tiền bạc.


Trần Xuân K- một sinh viên của trường Đại học Thương mại tự hào cho biết: “Tất cả các bài tiểu luận cuối năm em đều đi thuê người làm cho nó tiện. Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn là sẽ có được tiểu luận đẹp, được điểm cao. Lúc ấy em mang bảng điểm về khoe với gia đình, có khi được thưởng cho tiền triệu ấy chứ”. Cách làm này, theo Xuân K là “như thế mới có đầu óc làm ăn sinh lời, lại  đỡ phải vắt óc làm bài”. Không chỉ riêng Xuân K, hiện nay việc thuê người đi học hộ, làm bài thi hộ đã trở thành chuyện hết sức bình thường trong mắt nhiều sinh viên.

 

Lướt qua một số diễn đàn online, không khó để tìm thấy hàng trăm “chuyên viên” làm công việc “đi học thuê”. Khách hàng được nhắm tới chủ yếu là những người học cao học, ít thời gian và giới sinh viên ăn chơi, nhiều tiền nhưng lười học. Trò chuyện với Thanh T- một sinh viên đã tốt nghiệp của Đại học Lao động xã hội, chúng ta có thể hiểu thêm đôi chút về nghề “học hộ”.

 

Theo lời Thanh T, lượng khách hàng của nghề này cũng thường không ổn định. Có tháng chỉ nhận được lời đề nghị của một hai khách. Nhưng đôi khi cũng vớ được “khách sộp”, đăng ký nhờ đi học hộ vài tháng luôn. Giá mỗi buổi dao động từ 30.000 - 50.000 đ tùy thời gian và địa điểm học. Công việc chủ yếu là đến điểm danh rồi nán lại một hai tiết học.

 

Việc học hộ, thi hộ xuất phát từ quy luật: “có cầu thì phải có cung”, thế nhưng dường như đa số các bạn sinh viên đã không lường trước được hậu quả của những công việc này. Nhiều trường hợp “đối tác” nhận làm bài thuê cũng thuộc tuýp lười biếng nên sao chép các bài tiểu luận từ khóa trước cho tiện, khiến các sinh viên bỏ tiền ra thuê phải nhận hậu quả là học lại. Đó là chưa kể bị nhà trường phát hiện chịu hình thức kỷ luật hoặc thiếu hụt kiến thức khi các sinh viên này không đến lớp học. Đồng thời, việc thuê người đi học hộ sẽ tạo thói quen lười biếng và ỷ lại vào người khác, tác động không tốt tới tương lai của sinh viên sau này.


Ngọc Hà

Truyền hình K28 A2


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN