Khi nghệ thuật làm mới văn hóa, lịch sử

(Sóng trẻ) - Giới trẻ ngày nay năng động và sáng tạo, họ không ngừng bước ra khỏi những ràng buộc khuôn khổ để tìm cách khai thác và làm mới nét văn hóa. Song, được phép làm mới nhưng không có nghĩa là được phép xuyên tạc truyền thống tốt đẹp bao đời nay của dân tộc Việt Nam. 

Một vài năm trở lại đây, giới trẻ Việt Nam có xu hướng quan tâm tới lịch sử và văn hóa dân gian nước nhà. Các hình tượng lịch sử như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, nữ đế Lý Chiêu Hoàng, thi sĩ Hồ Xuân Hương,... được đưa vào các ấn phẩm game, truyện tranh, âm nhạc. Tuy nhiên, quá trình đưa những hình tượng anh hùng dân gian, lịch sử Việt Nam hòa nhập với nền văn hóa hiện đại nhiều màu sắc của những người trẻ vẫn còn vấp phải nhiều tranh cãi.

Tối ngày 6/11, tập 25 the Heroes được phát sóng với điểm nhấn là tiết mục của Han Sara cùng ekip vũ đạo trong bộ trang phục "thiếu vải" trình diễn “Cô gái mở đường” phối lại trên nền EDM. “Nữ nhân hào khí ngút trời, Mẫu Âu Cơ vạn tuế/ Hai Bà Trưng xưng vương một thời còn Hồ Xuân Hương lưu danh hậu thế”. Lời bài hát tự hào là thế nhưng người xem không khỏi ngán ngẩm vì cách thức tái hiện hình tượng những nữ anh hùng có phần bị biến tấu quá đà, phản cảm. Trong khi đó, ban giám khảo lại dành hết lời khen ngợi vì sự “sáng tạo đó”.

Nhạc sĩ Xuân Giao sáng tác ca khúc “Cô gái mở đường” để gợi hình ảnh về những cô gái giao liên độ tuổi đôi mươi băng rừng, dẫn lối mở đường cho đoàn quân bộ đội. Nền nhạc vui tươi khí thế, song đó cũng là những gợi nhớ về một miền ký ức hào hùng Ngã ba Đồng Lộc trên chiến trường khói lửa Trường Sơn năm xưa. Điều này khác hoàn toàn những gì mà Han Sara thể hiện trong phần trình diễn của mình.

Tạo hình của Han Sara khi biểu diễn
Tạo hình của Han Sara khi biểu diễn "Cô gái mở đường". Ảnh: Viva

 

Đúng là chưa một ai được tận mắt thấy những nhân vật lịch sử, anh hùng, danh nhân văn hóa của đất nước bằng da bằng thịt ngoài đời thật. Tuy nhiên, không thể vì vậy mà lấy cớ ngụy biện cho sự sáng tạo nghệ thuật quá đà đối với các nhân vật biểu tượng của dân tộc. Cũng chính vì thế nên việc khắc họa nhân vật càng phải cẩn thận hơn, sao cho khi mọi người nghĩ về luôn giữ được sự tôn trọng với lịch sử nước nhà. Không thể diện cho nhân vật lịch sử hay hình tượng văn học những bộ trang phục phản cảm rồi gọi đó là sáng tạo nghệ thuật. Tất cả mọi sự sáng tạo phải phải trong khuôn khổ và mức độ.

Song, không thể chỉ nhìn vào các cá nhân trên mà bỏ qua một thế hệ tài năng của nền nghệ thuật nước nhà luôn nỗ lực, không ngừng làm mới những nét văn hóa, lịch sử; tạo ra những thành công nhất định và được công chúng đón nhận. Không quá khi nói Hoàng Thùy Linh là một trong những nghệ sĩ đã đưa văn hóa Việt Nam vào các sản phẩm âm nhạc của mình một cách thành công và tạo hiệu ứng lan truyền rộng rãi nhất.

Không khó để nhận ra “công thức vàng” trong những MV hàng chục triệu views của Hoàng Thùy Linh chính là: tính tân thời kết hợp yếu tố dân gian. Khán giả nhận xét màu văn hóa dân gian trong Duyên âm không đậm như Để Mị nói cho mà nghe, Tứ phủ, hay trước đó là Bánh trôi nước, mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn với nét hiện đại, thể hiện qua phục trang, điệu nhảy và những hiện tượng phổ biến trong năm 2019 mà Hoàng Thùy Linh đưa vào MV.

Những MV mang tính tân thời kết hợp yếu tố dân gian hàng chục triệu views của             Hoàng Thùy Linh
Những MV mang tính tân thời kết hợp yếu tố dân gian hàng chục triệu views của Hoàng Thùy Linh

Sáng tạo, đột phá, nhưng không đồng nghĩa với tùy ý biến tấu thái quá; biến những giá trị đích thực, những hình ảnh đẹp đẽ của dân tộc thành những thứ phản cảm rồi gắn mác “nghệ thuật”. Giới trẻ nên có sự cân nhắc khi đưa hình ảnh các vị anh hùng, biểu tượng dân tộc vào văn hóa đương đại. Đừng vì chạy theo lợi nhuận mà sản xuất những tác phẩm thể hiện hình ảnh sai lệch của dân tộc; mà hãy tạo ra những tác phẩm chân chính bắt nguồn từ lòng say mê văn hóa, lịch sử nước mình.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN