Không để trẻ em bị bỏ lại phía sau trong đại dịch Covid-19

(Sóng trẻ) - Vào ngày 18/5 vừa qua, tại Viện nghiên cứu Quản lý  Phát triển bền vững (MSD), đã diễn ra buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Không để trẻ em bị bỏ lại phía sau trong đại dịch Covid-19”. Đại diện các tổ chức hoạt động vì quyền trẻ em đã tham gia thảo luận, đề xuất, khuyến nghị, cùng bảo vệ, hỗ trợ trẻ em trong và sau đại dịch.

e9be47270_cchj.jpg


Ảnh hưởng, thách thức từ đại dịch Covid – 19 lên trẻ em

Buổi tọa đàm nằm trong khuôn khổ chương trình "Gia đình vui, đẩy lùi COVID" được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em (CRG) với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Quốc tế và các thành viên mạng lưới CRG.

Tại đây, kết quả khảo sát "Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 tới trẻ em", thực hiện bởi Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam được công bố, cho thấy trẻ em đã phải chịu những tác động không nhỏ trong hơn 100 ngày nghỉ dịch và học tập trực tuyến.

Trong đó, các con số đáng chú ý có thể kể đến: 60% trẻ em cho rằng áp lực trong học tập là áp lực lớn mà trẻ phải chịu, ngay cả khi phải học tập ở nhà do dịch bệnh. 56% khảo sát trẻ từ sáu tuổi trở lên cho rằng, học online ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trong khi chỉ có 2/2.027 người chăm sóc trẻ đồng tình với ý kiến này.

Về nguy cơ trẻ em gặp rủi ro khi học trực tuyến, 42% trẻ em tự đánh giá là chưa có kiến thức hoặc chưa thành thạo các kỹ năng sử dụng internet an toàn. Tuy nhiên, chỉ có 4,6% người chăm sóc trẻ em đánh giá nguy cơ bị xâm hại trên môi trường mạng là nguy cơ mà trẻ có thể gặp phải trong thời gian này. 

Điều này cho thấy còn có sự khác biệt lớn giữa phụ huynh và các em học sinh  trong đánh giá mức độ ảnh hưởng từ dịch bệnh lên chính các em. 

Từ kết quả trên, bà Bà Vũ Kim Hoa - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội cũng đặt ra vấn đề về: “Sự gần gũi của cha mẹ với các con như vậy, thời gian đã đủ hay chưa? Và cần có những biện pháp, hướng dẫn để giúp các vị phụ huynh có các hướng thích ứng phù hợp với con mình…”

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam (VACR) Ninh Thị Hồng cũng ghi nhận từ mạng lưới thông tin của Hội Bảo vệ quyền trẻ em cho thấy trên thực tế, những vụ xâm hại trẻ em trong mùa dịch bệnh có xu hướng giảm nhưng các vụ tai nạn thương tích của trẻ nhỏ có xu hướng tăng lên. Đó là những trường hợp trẻ em bị tai nạn như bỏng, ngã, thương tích… do đùa nghịch tại nhà.

Mặt khác, tác động do sinh kế của cha mẹ ảnh hưởng tới kinh tế của gia đình, đặc biệt là những hộ gia đình nghèo, cận nghèo hay việc khó khăn trong tiếp cận thông tin, tham gia học tập trực tuyến của trẻ em vùng sâu, vùng sa cũng là các vấn đề đáng lo ngại.

Bảo vệ trẻ em trong và sau dịch

Bà Vũ Kim Hoa - Phó Cục trưởng Cục Trẻ em nhấn mạnh ba vấn đề trong giải pháp liên quan đến bảo vệ trẻ em trong đại dịch: Thứ nhất, là vấn đề phòng bệnh, đảm bảo các khuyến nghị của WHO và Bộ Y tế trong hướng dẫn phòng bệnh cho trẻ em. Thứ hai, có các văn bản hướng dẫn, liên hệ báo cáo đến các cơ sở đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ. Thứ ba, phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai xây dựng 11 hướng dẫn liên quan như: an toàn của phụ nữ và trẻ em trong khu cách ly, phòng chống đuối nước trẻ em, phòng ngừa tai nạn thương tích, phòng ngừa xâm hại, hỗ trợ về tâm lý cho trẻ,…

Các đối tượng tiếp tục bị ảnh hưởng sau thời gian cách ly thuộc hộ nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội đều được hỗ trợ trong ba tháng. Từ đó cũng gián tiếp hỗ trợ cho con em các gia đình.

Sắp tới cũng sẽ có một chiến dịch truyền thông về bảo vệ trẻ em và an toàn cho trẻ em  trước ảnh hưởng của đại dịch Covid. Đây sẽ là chiến dịch mang tính tổng lực của tất cả của các cơ quan, tổ chức, Đảng và Nhà nước trong tình hình mới của đại dịch. 

Bà Ninh Thị Hồng cũng cho hay, với tỷ lệ trẻ em chiếm hơn 30% dân số, vấn đề liên quan đến trẻ em trong và sau đại dịch Covid-19 đều cần được quan tâm, cần có những giải pháp kịp thời và lâu dài.

Là một trong những đơn vị trực tiếp tham gia chương trình khảo sát trực tuyến vừa qua, bà Ninh Thị Hồng cho biết, trong thời gian tới, VACR sẽ hoàn thiện báo cáo để đưa ra khuyến nghị tới các cơ quan quản lý nhà nước để việc bảo vệ và hỗ trợ trẻ em được thực hiện tốt hơn.

Lan Anh


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN