Sĩ tử căng thẳng ôn thi trong giai đoạn “nước rút”

(Sóng trẻ) - Chưa đầy một tuần nữa, sĩ tử cả nước sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Trong giai đoạn “nước rút”, các thí sinh tăng cường ôn luyện với mong muốn đạt được kết quả cao nhất.

Dồn toàn lực vào những ngày cuối

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 diễn ra vào cuối tháng 6, hầu hết các trường hiện nay đã kết thúc chương trình để học sinh lớp 12 nghỉ ở nhà tự ôn luyện. Tận dụng khoảng thời gian ngắn còn lại, các sĩ tử miệt mài, dồn toàn lực hệ thống lại kiến thức để vững tâm bước vào kỳ thi.

Dù có định hướng học tiếng Nhật và mục tiêu kĩ sư Công nghệ thông tin Nhật Bản từ lâu, bạn Nguyễn Đức Hoàn (THPT Hồng Thái, Hà Nội) còn khá căng thẳng: “Hiện tại em thực sự lo lắng cho kì thi sắp tới. Luyện đề nhiều nhưng điểm số chưa được cải thiện khiến em vô cùng áp lực và suy nghĩ. Em sợ bản thân không cẩn thận làm ảnh hưởng đến kết quả bài thi thì rất đáng tiếc”.

image1.jpg
Đức Hoàn thi khối D06 với nguyện vọng 1 vào trường Đại học Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

 

Khác với khoảng thời gian đầu, bước vào giai đoạn “cân não”, Hoàn thức khuya nhiều hơn, cắt giảm hoạt động vui chơi không cần thiết, dành cả ngày ngồi bàn học để tập trung luyện đề, tổng hợp kiến thức. “Ngữ văn là môn em lo nhất nên em đang cố gắng học nhiều hơn để có nền tảng vững đi thi”, Hoàn chia sẻ thêm.

Đăng ký nguyện vọng 1 ngành Công nghệ thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội – ngành có điểm chuẩn cao của cả nước, bạn Nguyễn Bá Nam (THPT Nguyễn Trãi, Thái Bình) cũng có cùng tâm trạng: “Em đã định hướng rõ được khối thi cho mình từ năm lớp 10 và nhận thức được điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong từng môn từ sớm. Tuy nhiên, khi còn vài ngày nữa đến kì thi THPT Quốc gia, em vẫn khá hồi hộp vì đây là sự kiện cực kì quan trọng trong đời”.

image2.png
Dù xây dựng lộ trình học rõ ràng, Bá Nam vẫn khá lo lắng cho kì thi sắp tới. (Ảnh: NVCC)

 

Nhờ có kế hoạch ôn luyện dài hạn, nam sinh Thái Bình không phải quá thức khuya để học bài mỗi ngày. Thay vào đó, bạn thường dậy sớm và tăng cường “cày” nhiều hơn vào tháng cuối. Chia sẻ kinh nghiệm cải thiện điểm số, Nam cho biết thường tìm hiểu từ nguyên nhân lỗi sai, học hỏi từ thầy cô, bạn bè và làm lại những bài chưa vững để khắc phục.

Gia đình luôn sát cánh

Trong suốt khoảng thời gian ôn thi, đặc biệt vào những ngày cuối là thời điểm căng thẳng nhất của thí sinh. Vì vậy, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc “tiếp sức mùa thi” cho các sĩ tử.

Ở nhà gần 1 tháng tự học, tuy luôn bận cả ngày với sách vở, đề thi, Thanh Tùng (THPT Hồng Thái, Hà Nội) giảm bớt căng thẳng khi có gia đình ủng hộ và đồng hành trong suốt quãng thời gian ôn thi: “Những ngày này, em chỉ dành 3-4 tiếng để ngủ và sinh hoạt, còn lại là học bài, luyện đề. Em cảm thấy may mắn vì có chị đi trước hướng dẫn, định hướng cho em rất nhiều. Ngoài ra, bố mẹ, ông bà, các em cũng tâm lý, làm mọi việc nhà để em có thời gian chú tâm học”.

z4457670461037_b5f9c2506a52218fbe0c828f07b71418.jpg
Thanh Tùng tận dụng toàn bộ thời gian còn lại để ôn luyện. (Ảnh: NVCC) 

 

Tùng cho biết dù mẹ vất vả đi làm từ sáng sớm đến tối nhưng luôn dành thời gian động viên tinh thần, chăm sóc em trong thời gian này. Nam sinh bày tỏ quyết tâm đỗ Đại học Quốc gia với mục tiêu 26 điểm làm món quà dành tặng gia đình.

Chỉ còn vài ngày nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 chính thức diễn ra, đây là kỳ thi mang tính bước ngoặt, mở ra một hướng đi mới cho các sĩ tử. Để đạt được kết quả tốt nhất, các thí sinh cần cân bằng giữa việc học tập và nghỉ ngơi để có sức khỏe, tinh thần thoải mái, tự tin “vượt vũ môn”.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra trong hai ngày 28-29/6. Thí sinh phải làm bốn bài thi để được xét công nhận tốt nghiệp. Trong đó, ba bài độc lập gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ; một trong hai bài tổ hợp là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học), Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân với giáo dục phổ thông; hoặc Lịch sử, Địa lý với giáo dục thường xuyên).

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN