Không gian Chợ đồ cổ trên quê lụa Vạn Phúc

(Sóng trẻ) - Mảnh đất quê lụa Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội) vốn nổi danh với nghề dệt lụa tơ tằm lâu năm. Nhưng từ hơn một năm trở lại đây, nơi đây còn được bạn bè gần xa cũng như những người yêu sinh vật cảnh, dân chơi đồ cổ trên khắp mọi miền đất nước biết đến như một địa điểm giao lưu mới với sự đa dạng, phong phú của các chủng loại sản phẩm như đồ cổ, đồ xưa, cây cảnh, đá nghệ thuật, gỗ điêu khắc…

Với tên gọi chính thức là “Trung tâm giao lưu sinh vật cảnh - đồ cổ - đồ xưa” (Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội) hay “Chợ đồ cổ Vạn Phúc”  theo cách mà người mua và người bán vẫn gọi, mỗi phiên chợ ở đây được mở chính vào các ngày 5, 10, 15, 20, 25, 30 âm lịch hàng tháng. Tuy nhiên, vào ngày ngay trước phiên chợ chính các tiểu thương cũng đã đến dọn hàng và bày biện để chuẩn bị cho hôm sau. Chính vì vậy nếu có bận vào ngày chính chợ, bạn có thể đến vào ngày hôm trước để tham quan và mua sắm.

c833af145_t1.jpg

Cổng vào Chợ đồ cổ Vạn Phúc

Lạc vào thế giới cổ xưa
Phiên chợ giống như một triển lãm nghệ thuật đồ cổ trải dài với gần 200 gian hàng chuyên bán đồ cổ và đồ gia dụng thời xưa. Bất cứ ai đến với phiên chợ cũng sẽ được “mãn nhãn” với những gì được bày bán tại đây từ những chiếc bình hoa, chiếc bát, chiếc đĩa, hay các loại đồ đồng được trạm chổ vô cùng tinh xảo… Có thể nói mọi thứ như đã được sưu tầm và tụ họp về đây để phục vụ người mua cũng như khách tham quan. Những sản phẩm được bày bán tại chợ chủ yếu là đồ sưu tầm qua các triều đại Trần, Lý và các đồ gốm sứ từ Trung Quốc xuất sang Việt Nam vào triều đại của vua Khang Hi.

c833af145_t2.jpg

Các loại sản phẩm gốm sứ với sự đa dạng về chủng loại, kiểu dáng và triều đại

Các tiểu thương  buôn bán tại đây đến từ rất nhiều địa phương khác nhau như Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình…tạo nên sự đa dạng về chủng loại mặt hàng cũng như số lượng lớn các sản phẩm được bày bán. Sự đa dạng này còn thể hiện qua cả giá của các sản phẩm, có sản phẩm có giá lên tới hơn 10 triệu đồng nhưng cũng có sản phẩm chỉ nằm ở mức 500-600 nghìn đồng. Theo chia sẻ của chị Phạm Thị Huệ, một tiểu thương buôn đồ cổ ở Hải Hậu - Nam Định, “đồ cổ thì rất quý giá. Do điều kiện đi lại và vận chuyển nên tại các phiên chợ như thế này mọi người chỉ mang những sản phẩm có giá từ 10 triệu đồng trở xuống còn với những sản phẩm quý hơn, đắt tiền hơn, nếu người mua có ý muốn mua thì sẽ phải bỏ công tới xem và thảo giá”.

c833af145_t3.jpg

Chị Huệ với những chiếc bình có giá lên tới hàng triệu đồng

Nài những gian hàng đồ cổ, phiên chợ cũng có sự góp mặt của rất nhiều gian hàng đồ điện tử, gia dụng bao gồm những vật dụng nhỏ nhặt như đồng hồ, điều khiển, dây nguồn loa đài, gương xe máy, điện thoại…

c833af145_t4.jpg

Các đồ điện tử, gia dụng được bày bán ở Chợ

Nơi thỏa mãn tình yêu sinh vật cảnh
Nếu như ở phía đầu chợ người xem bị choáng ngợp với những sản phẩm đồ cổ thì xuôi xuống cuối chợ, tất cả sẽ được chuyển mình sang một thế giới tràn ngập các loại sinh vật cảnh gồm nhiều loại hoa và cây cảnh khác nhau. Nài ra còn có các sản phẩm đá nghệ thuật, điêu khắc gỗ.

c833af145_t5.jpg

Các tác phẩm đá nghệ thuật, điêu khắc gỗ

Hoa lan có lẽ luôn được tôn là loài hoa cao quý và cũng được ưu ái đặc biệt với một khu bày bán riêng, tập trung đủ các loại lan làm thỏa lòng người yêu hoa.

ad9b5883e_t6.jpg

Nơi các loài Lan tụ hội

Xuôi xuống chút nữa sẽ là thiên đường của đủ các loại cây cảnh và hoa giỏ. Bất cứ ai đến đây cũng sẽ phải mang cho mình một giỏ hoa nào đó về bởi vẻ đẹp quyến rũ của hoa cũng như giá cả phải chăng.

ad9b5883e_t7.jpg

Các giỏ hoa, cây cảnh đẹp được bày bán

Mỗi phiên chợ diễn ra đều tấp nập người mua kẻ bán với không khí hết sức nhộn nhịp. Có người ra về với rất nhiều món đồ mang theo, có người còn chưa chọn được cho mình một món đồ ưng ý và chờ đợi phiên chợ kế tiếp. Nhưng có lẽ ai cũng đã được “mãn nhãn” và thỏa lòng đam mê bởi những gì mà phiên chợ đem lại. Có thể nói rằng, chợ đồ cổ Vạn Phúc là một điểm đến đáng để bạn dừng chân khi ghé thăm mảnh đất quê lụa.

Phương Thảo
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN