Kỷ niệm làm phóng viên ở Tây Bắc
(Sóng Trẻ) - Kỷ niệm làm phóng viên ở Tây Bắc - Bài viết của bạn Nguyễn Đình Thành - Lớp Báo K28 Yên Bái
Câu chuyện của tôi cách đây đã chín năm. Ngày tôi mới nhận công tác tại tờ báo của một tỉnh Tây Bắc, Tôi và Tuấn cùng đi công tác ở bản người Mông, giáp Lào.
Đã quá trưa, bụng đói, chân run mà vẫn chưa tìm được quán ăn. Hai thằng quyết định vào nhà dân xin cơm.
Tới ngôi nhà sàn ngay ven đường, thấy hai vợ chồng người Mông cao tuổi, chúng tôi chủ động chào, nhưng họ đáp lại toàn bằng tiếng Mông khiến cả hai thằng không hiểu.
Như một phát minh mới, Tôi làm ám hiệu trước hai vợ chồng người Mông: đầu tiên "tôi hơi gập người, hai tay xoa bụng, mặt nhăn nhó”, tiếp theo "tôi há mồm thật to, khép hai bàn tay vỗ vỗ vào miệng rồi nhai tóp tép”.
Hiểu được hành động của tôi, ông già người Mông khẽ gật đầu, mời chúng tôi vào nhà uống nước rồi ông cầm chiếc ghế đi ra đầu nhà. Tò mò trước việc làm đó, Tuấn vờ theo ra để xem tình hình, ngay lập tức nó trở lại với khuôn mặt hớn hở rồi ghé miệng vào tai tôi báo tin vui: “Mày thấy không, người Mông ở đây hiếu khách thật đấy, tao thấy ông ấy kê ghế lấy ngô trên xà nhà, chắc ông ấy dùng ngô để gọi gà về thịt cho chúng mình ăn”, nói rồi nó yên tâm ngồi xuống cùng tôi tưởng tượng bữa ăn trưa với thịt gà nn tuyệt!
Đợi 5, 10, 15, 20… phút trôi qua, bụng hai thằng cứ sôi lên từng hồi mà vẫn chưa được ăn. Thấy chúng tôi có vẻ đã đói và mệt, bà chủ nhà gọi vọng ra cửa bằng tiếng địa phương, một lát sau, ông chồng bước vào đưa cho chúng tôi mỗi thằng hai bắp ngô nướng thơm phức.
Hiểu được món ăn chính buổi trưa chủ nhà vừa đưa. Cầm hai bắp ngô trên tay, hai thằng gặm lấy gặm để. Vừa ăn, Tuấn vừa nói với tôi: “Ngô nướng nn hơn cả đùi gà ông ạ!”.
Chuyến công tác đã giúp tôi hiểu thêm về cuộc sống của bà con đồng bào Tây Bắc. Thầm cảm phục tinh thần, ý chí của họ trước những khó khăn, thử thách, họ vẫn kiên cường bám trụ với mảnh đất này từ nhiều đời nay và góp công không nhỏ vào việc bảo vệ vững chắc phên dậu Tổ quốc./.
“Cà phê đen hay cà phê sữa thêm đá?”
Một lần tôi đi uống cà phê, đang ngồi trong quán, bỗng có một ông Tây cao, to bước vào và nhanh chóng chọn cho mình một chỗ ngồi vừa ý.
Thấy khách đến, chị chủ quán tiến tới hỏi vị khách nại quốc: ông dùng gì?
Copphe, copphe… ông Tây đáp!
Như hiểu được ý khách, chị chủ quán lại tiếp tục xoè bàn tay rồi khua khua trước mặt ông Tây .
Chẳng biết ông Tây hiểu không, nhưng tôi thấy ông ta khẽ gật gật cái đầu.
Như được thể, chị chủ quán dùng tay phải nhấc chiếc váy đen đang mặc trên người, tay trái chỉ vào đó, tiếp theo, chị ta xoè hai bàn tay đan vào nhau rồi kê dưới bầu ngực khẽ nhấc nhấc kết hợp đá cẳng chân!
Ông Tây thấy chị chủ quán làm vậy thì ngơ ngác, chẳng hiểu gì! cứ ngửa người về sau, xoè hai bàn tay lắc đầu cuồi cuội.
Không riêng ông Tây mà tất cả mọi người trong quán đều tỏ vẻ ngạc nhiên trước hành động kỳ lạ của chị chủ quán. Thấy vậy chị ta liền thanh minh: “Tôi biết ông Tây gọi cà phê, tôi xoè bàn tay 5 ngón để hỏi ông ấy dùng loại cà phê số 5? ông ấy gật đầu hiểu ngay, tôi tiếp tục làm ám hiệu chỉ vào chiếc váy nhung màu đen, nhấc nhấc ngực và đá chân để hỏi ông ấy uống cà phê đen hay cà phê sữa? có cần cho đá hay không?"
Nói đến đây thì tất cả mọi người trong quán đều phì cười. Một người ngồi trong quán có vẻ biết tí nại ngữ, như một người hùng, tiến đến phiên dịch giúp chị chủ quán, anh ta nói: “copphe blách or mưu en câu”.
Như hiểu được vấn đề, ông Tây đáp lại: “copphe black ok”, rồi cười...
“Ngô nướng nn hơn cả đùi gà ông ạ!”
Câu chuyện của tôi cách đây đã chín năm. Ngày tôi mới nhận công tác tại tờ báo của một tỉnh Tây Bắc, Tôi và Tuấn cùng đi công tác ở bản người Mông, giáp Lào.
Đã quá trưa, bụng đói, chân run mà vẫn chưa tìm được quán ăn. Hai thằng quyết định vào nhà dân xin cơm.
Tới ngôi nhà sàn ngay ven đường, thấy hai vợ chồng người Mông cao tuổi, chúng tôi chủ động chào, nhưng họ đáp lại toàn bằng tiếng Mông khiến cả hai thằng không hiểu.
Như một phát minh mới, Tôi làm ám hiệu trước hai vợ chồng người Mông: đầu tiên "tôi hơi gập người, hai tay xoa bụng, mặt nhăn nhó”, tiếp theo "tôi há mồm thật to, khép hai bàn tay vỗ vỗ vào miệng rồi nhai tóp tép”.
Hiểu được hành động của tôi, ông già người Mông khẽ gật đầu, mời chúng tôi vào nhà uống nước rồi ông cầm chiếc ghế đi ra đầu nhà. Tò mò trước việc làm đó, Tuấn vờ theo ra để xem tình hình, ngay lập tức nó trở lại với khuôn mặt hớn hở rồi ghé miệng vào tai tôi báo tin vui: “Mày thấy không, người Mông ở đây hiếu khách thật đấy, tao thấy ông ấy kê ghế lấy ngô trên xà nhà, chắc ông ấy dùng ngô để gọi gà về thịt cho chúng mình ăn”, nói rồi nó yên tâm ngồi xuống cùng tôi tưởng tượng bữa ăn trưa với thịt gà nn tuyệt!
Đợi 5, 10, 15, 20… phút trôi qua, bụng hai thằng cứ sôi lên từng hồi mà vẫn chưa được ăn. Thấy chúng tôi có vẻ đã đói và mệt, bà chủ nhà gọi vọng ra cửa bằng tiếng địa phương, một lát sau, ông chồng bước vào đưa cho chúng tôi mỗi thằng hai bắp ngô nướng thơm phức.
Hiểu được món ăn chính buổi trưa chủ nhà vừa đưa. Cầm hai bắp ngô trên tay, hai thằng gặm lấy gặm để. Vừa ăn, Tuấn vừa nói với tôi: “Ngô nướng nn hơn cả đùi gà ông ạ!”.
Chuyến công tác đã giúp tôi hiểu thêm về cuộc sống của bà con đồng bào Tây Bắc. Thầm cảm phục tinh thần, ý chí của họ trước những khó khăn, thử thách, họ vẫn kiên cường bám trụ với mảnh đất này từ nhiều đời nay và góp công không nhỏ vào việc bảo vệ vững chắc phên dậu Tổ quốc./.
Nguyễn Đình Thành, lớp Báo K28 Yên Bái
ảnh minh họa (nguồn: Internet)
“Cà phê đen hay cà phê sữa thêm đá?”
Một lần tôi đi uống cà phê, đang ngồi trong quán, bỗng có một ông Tây cao, to bước vào và nhanh chóng chọn cho mình một chỗ ngồi vừa ý.
Thấy khách đến, chị chủ quán tiến tới hỏi vị khách nại quốc: ông dùng gì?
Copphe, copphe… ông Tây đáp!
Như hiểu được ý khách, chị chủ quán lại tiếp tục xoè bàn tay rồi khua khua trước mặt ông Tây .
Chẳng biết ông Tây hiểu không, nhưng tôi thấy ông ta khẽ gật gật cái đầu.
Như được thể, chị chủ quán dùng tay phải nhấc chiếc váy đen đang mặc trên người, tay trái chỉ vào đó, tiếp theo, chị ta xoè hai bàn tay đan vào nhau rồi kê dưới bầu ngực khẽ nhấc nhấc kết hợp đá cẳng chân!
Ông Tây thấy chị chủ quán làm vậy thì ngơ ngác, chẳng hiểu gì! cứ ngửa người về sau, xoè hai bàn tay lắc đầu cuồi cuội.
Không riêng ông Tây mà tất cả mọi người trong quán đều tỏ vẻ ngạc nhiên trước hành động kỳ lạ của chị chủ quán. Thấy vậy chị ta liền thanh minh: “Tôi biết ông Tây gọi cà phê, tôi xoè bàn tay 5 ngón để hỏi ông ấy dùng loại cà phê số 5? ông ấy gật đầu hiểu ngay, tôi tiếp tục làm ám hiệu chỉ vào chiếc váy nhung màu đen, nhấc nhấc ngực và đá chân để hỏi ông ấy uống cà phê đen hay cà phê sữa? có cần cho đá hay không?"
Nói đến đây thì tất cả mọi người trong quán đều phì cười. Một người ngồi trong quán có vẻ biết tí nại ngữ, như một người hùng, tiến đến phiên dịch giúp chị chủ quán, anh ta nói: “copphe blách or mưu en câu”.
Như hiểu được vấn đề, ông Tây đáp lại: “copphe black ok”, rồi cười...
Nguyễn Đình Thành, lớp Báo K28 Yên Bái
Cùng chuyên mục
Bình luận