Lạc vào đám cưới xứ Bạch Dương giữa lòng thủ đô
(Sóng trẻ) - Từ 1 - 5/11, tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam diễn ra triễn lãm “Nghi lễ cưới của các dân tộc Nga”, giới thiệu văn hóa phong tục xứ Bạch Dương qua những bức tranh tái hiện lễ cưới truyền thống.
Triển lãm do trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga phối hợp với Bảo tàng Quốc gia Elabuga (Liên bang Nga), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam phối hợp tổ chức.
Liên bang Nga gồm 83 quốc gia, với 83 phong tục, tập quán riêng, tất cả hoà quyện với nhau trong một tổng thể chung, tạo nên sắc màu đa văn hoá. Bước sang thời hiện đại, lễ cưới ở Nga vẫn gìn giữ, bảo tồn được những nghi thức cổ xưa. Nghi thức này kết hợp cái cũ với cái mới, tôn giáo với thế tục. Mỗi dân tộc có quan điểm, phong tục riêng về việc tổ chức lễ cưới, song đều nhằm bảo tồn các giá trị vĩnh cửu: tình yêu và hòa bình, nuôi dưỡng con trẻ, tôn trọng cha mẹ,...
Triển lãm nghệ thuật “Nghi lễ cưới của các dân tộc Nga” giới thiệu 30 tác phẩm theo định hướng dân tộc của 20 nghệ sĩ từ 15 thành phố, 9 nước cộng hòa của Liên bang Nga với những đặc trưng trong đám cưới nơi đây.
Cô dâu ngồi trong kiệu xe nhìn đoàn rước dâu gồm họ hàng của chú rể và chuẩn bị bước ra gặp mặt
Tục đón dâu ở nước Nga khá đặc biệt, trẻ em sẽ ngăn đường để nhận quà và bánh kẹo từ chú rể. Tục lệ này tùy vào phong tục tập quán của các dân tộc mà sẽ có những biến thể khác nhau, chú rể có thể thay bánh kẹo bằng trầu cau hoặc phong bao đỏ.
Chú rể tặng quà cho trẻ em để được vào nhà cô dâu
Nghi thức chuộc cô dâu trong nghi lễ đám cưới ở Tatarstan
Với người dân Turk, trước khi cưới, cô gái sẽ dùng bài hát chia tay làm lời tạm biệt gia đình. Bài hát thể hiện sự tiếc nuối của người con gái khi buộc phải rời khỏi mái nhà thân thương.
Cô dâu Nga hát bài hát chia tay trước khi về nhà chồng
Trẻ em giẫm lên gấu váy trước và động vật đạp lên phần váy sau của cô dâu để chúc cho đôi vợ chồng trẻ thịnh vượng
Màu đỏ tượng trưng cho hạnh phúc, kết hợp với màu trắng tinh khôi tạo ra ánh sáng kì diệu - sự tinh khiết của tâm hồn cô gái. Những chiếc gối trắng và không khí trong lành của căn nhà gỗ khiến người dân Nga tin rằng: “Sạch sẽ trong nhà - Thần trong nhà”. Những họa tiết thêu trên gối mang ý nghĩa biểu lộ sự ngạc nhiên về thế giới, về lòng tốt và tình yêu.
Tông màu trắng chủ đạo trong lễ cưới có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Nga
Một trong những truyền thống đám cưới hiện đại ở Nga ngày nay là treo một ổ khóa lên một cành cây dành cho các cặp vợ chồng trẻ. Truyền thống này xuất hiện đầu tiên ở Ý vào những năm 1990 và được các bạn trẻ vô cùng hưởng ứng. Các cặp vợ chồng mới cưới của hầu hết các quốc gia đều treo một ổ khóa ở cầu hoặc cành cây để khóa chặt tình cảm chân thành của họ dành cho nhau.
Phong tục treo ổ khóa của người trẻ Nga thay cho lời thề non hẹn biển
Ở Nga, trong đám cưới nhà trai, thường mời chú hề và các nghệ sĩ hát corral để tạo không khí vui vẻ cho bữa tiệc. Điều đặc biệt là ngay sau đó, hai bên gia đình sẽ tổ chức một vở kịch nghi lễ đám cưới có nội dung bi ai, tái hiện cảnh cô dâu chia tay với dòng tộc cha mẹ, hát ai ca và tháo bím tóc (chia tay thời con gái).
Một số phong tục khác của người dân Nga trong lễ cưới
Buổi triễn lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã đem đến cho người dân thủ đô góc nhìn mới về đám cưới ở Liên bang Nga, với những nghi thức truyền thống đa văn hóa, đa tôn giá.
Yên Bình - TH K39