Làm cách nào để học sinh không quay lưng với môn Lịch sử?

(Sóng trẻ) - Sau khi được Quốc hội biểu quyết thông qua “tiếp tục giữ môn học lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới”, một làn sóng dư luận lại nóng lên với câu hỏi tiếp tục giữ môn học lịch sử như thế nào và làm cách nào để học sinh không quay lưng với môn lịch sử?

Bộ GD-ĐT công bố Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể có nội dung tích hợp môn lịch sử thành môn Công dân với Tổ quốc và chuyển lịch sử thành môn học tự chọn phân ban đã tạo ra phản ứng gay gắt trong dư luận.
Nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đã lên tiếng phản đối dữ dội trước dự thảo này của Bộ GD-ĐT. Từ giáo sư Phan Huy Lê, sử gia Dương Trung Quốc đến nhiều nhân sĩ, trí thức khác.

Sức nóng của vấn đề này đã được đưa ra tranh luận trong kỳ họp Quốc hội lần thứ 10. Và mới đây ngày 27/11, với 448 phiếu tán thành và 6 phiếu không tán thành Quốc hội đã chính thức thông qua nghị quyết về hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó yêu cầu “tiếp tục giữ môn học Lịch sử trong chương trình sách giáo khoa mới”.

Tuy nhiên, một vấn đề khác lại được dấy lên và làm nóng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam diễn ra ngày 30/11 tại Hà Nội. Trong Đại hội GS Phan Huy Lê cho hay: “Hội Khoa học Lịch sử từng cảnh báo về cách giảng dạy, cách học môn lịch sử cách đây 20 năm trước. Trong hội thảo nào cũng nêu ra vấn đề này và đề nghị Bộ GD-ĐT đổi mới phương pháp dạy, học môn lịch sử, nhưng Bộ đều “đóng cửa”.

Tạm gác lại nỗi băn khoăn về quyết định giữ môn lịch sử đến đâu của Bộ GD-ĐT. Người ta lại tiếp tục trăn trở: Làm cách nào để học sinh không quay lưng với môn lịch sử? Bởi thực tế rất nhiều học sinh đang quay lưng lại với môn học này, biểu hiện ở số lượng quá ít học sinh đăng kí thi môn lịch sử trong các kì thi Tốt nghiệp, Đại học… Không những vậy, rất nhiều học sinh đang rơi vào tình trạng đẩy vào “tù ngục” và hoang mang mỗi khi đến tiết học Lịch sử… Vậy phải làm sao để các em học sinh tìm được cảm hứng và hứng thú trong môn học này? 

Theo quý độc giả, phải làm sao để các em học sinh không quay lưng lại với môn lịch sử.  Xin mời quý độc giả hãy tham gia bày tỏ quan điểm của mình thông qua hệ thống bình luận của trang tin điện tử Sóng trẻ. 

Đoàn Bổng, Lê Linh, Như Quỳnh, Khánh Hiển, Lan Chi
Nhóm 4

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN