Tổng kết diễn đàn: Khi những chiếc xe “hung thần” gây hiểm họa: Trách nhiệm thuộc về ai?


Xe ba gác, xích lô tự chế là loại phương tiện nằm trong danh mục những loại xe cấm lưu thông trên đường phố. Tuy nhiên, rất nhiều người sử dụng để chở hàng, vật liệu xây dựng cồng kềnh nguy hiểm như: tôn, sắt, thép… gây tai nạn chết người. Sau những sự việc đau lòng đó, BBT Sóng Trẻ đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả.

Sau một tuần đăng tải, diễn đàn của chúng tôi thu hút rất nhiều ý kiến bình luận, phản hồi trái chiều của độc giả xoay quanh vấn đề: Khi những chiếc xe “hung thần” gây hiểm họa: Trách nhiệm thuộc về ai?

a12e742fd_1.jpg

Bài viết nhận được nhiều ý kiến tranh luận của độc giả.

Trách nhiệm thuộc về?

Trong bài viết: Khi những chiếc xe “hung thần” gây hiểm họa: Trách nhiệm thuộc về ai?. Chúng tôi đưa ra quan điểm là: trách nhiệm cao cả thuộc về cơ quan chức năng, nhà quản lý. Nếu trước đó cơ quan chức năng tham gia quản lý, xiết chặt các phương tiện xe xích lô, ba gác tự chế chở vật liệu quá khổ, vật liệu gây nguy hiểm như kính, tôn, sắt, thép… một cách chặt chẽ, đúng nhiệm vụ thì những sự việc đau lòng đáng tiếc không xảy ra.
Tuy nhiên, bài viết đã nhận được nhiều ý kiến bình luận khác trái chiều nhau xoay quanh vấn đề ai sẽ phải chịu trách nhiệm 

Hơn 70% ý kiến độc giả cho rằng trách nhiệm không chỉ thuộc về cơ quan chức năng mà cả chủ sở hữu xe chở hàng.

 68d586de7_capture.png
Đa số ý kiến cho rằng trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý và chủ sở hữu phương tiện.

Độc giả có địa chỉ email: [email protected]: Theo tôi thấy trách nhiệm thuộc về người gây tai nạn, tuy nhiên trách nhiệm cao hơn cả thuộc về những nhà quản lý, nếu như họ làm chặt các quy định cấm xe ba gác, xe xích lô tự chế thì có lẽ các sự việc đáng tiếc như trên không xảy ra

Độc giả [email protected] không chỉ bình luận trách nhiệm thuộc về ai, mà còn đưa ra phương pháp giải quyết xe qua ba gác, xích lô: Tôi nghĩ trách nhiệm thuộc cả về phía chính quyền lẫn chủ sở hữu xe. Cần đề ra các luật siết chặt thời gian các loại xe vận chuyển, xe chở hàng được phép lưu thông (VD: tránh giờ cao điểm, cấm loại xe này đi ở 1 số tuyến phố trong 1 số khung giờ,...), thiết kế các loại xe chuyên dụng để chở hàng,... Còn chủ sở hữu những phương tiện này cũng phải có trách nhiệm bảo quản vật liệu, tránh gây ùn tắc cũng như các tai nạn không đáng có, nếu không sẽ phải chịu mức phạt thật nặng. Không thể đổ lỗi cho mưu sinh mà làm ảnh hưởng đến tính mạng người khác được.

Có cùng ý kiến đến từ email [email protected]: Mình thấy trách nhiệm thứ nhất thuộc về người quản lý các phương tiện trên, vì đã không quản lý và xử lý chặt chẽ. Thứ 2 là trách nhiệm về người lái các phương tiện cồng kềnh trên không có ý thức đảm bảo an toàn cho những người xung quanh khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, cũng có một số độc giả đưa ra ý kiến  khó có thể nào quy trách nhiệm cho một ai đó, bạn [email protected]: Nếu đặt ra câu hỏi lỗi tại ai thì khó vì không thể quy tất tội cho 1 đối tượng nào, từ người vi phạm, người chịu tai nạn, đến các cơ quan chức năng. Có chăng vì trong mỗi khâu họ đều có vấn đề ở 1 bước: người cái xe cồng kềnh vì mưu sinh nên chở cồng kềnh gây nguy hiểm, người bị nạn thì có thể do bất cẩn, hay vạn bất đắc dĩ phải nhận 1 cái chết bất ngờ, hay cơ quan chức năng thì không kiểm soát chặt xe thồ cồng kềnh. Nhưng cơ quan chức năng quản lý chặt thì người lao động không có tiền mưu sinh, người dân oán thán lầm than. Suy cho cùng quy trách nhiệm cho 1 ai đó là rất khó. Chúng ta chỉ nên đi tìm hướng giải quyết tốt nhất để sự việc không diễn ra thương tâm hơn nữa mà thôi.

Đâu là giải pháp hiệu quả?

Phương án cấm tuyệt đối các phương tiện xe ba gác, xe thô sơ tự chế chở vật liệu gây nguy hiểm khó có thể thực thì vì nó liên quan đến vấn đề mưu sinh, chúng ta chỉ có thể quản lý và siết chặt đưa ra chế tài xử phạt thật nặng nếu vi phạm, không để xảy ra thêm bất kỳ một vụ việc nào tương tự như vậy là những giải pháp được rất nhiều độc giả đưa ra để giải quyết cho vấn nạn xe “hung thần” này.

a12e742fd_3.jpg
 
Siết chặt quản lý là giải pháp được nhiều độc giả lựa chọn

Độc giả: [email protected]: Theo mình nghĩ, việc cấm hoàn toàn các phương tiện chở cồng kềnh là rất khó, công an họ không thể đứng canh cả ngày trên đường chờ xe nào qua rồi bắt được, và nó còn liên quan đến vấn đề mưu sinh, cuộc sống, miếng cơm manh áo nên rất khó để cấm. Chúng ta nên tìm ra một giải pháp nào đó tốt hơn như: cấm xe hoạt động ban ngày, chỉ cho hoạt động vào thời gian vắng người hay yêu cầu không được chở cồng kềnh, chở vật sắc nhọn như tôn, kính thì nên bao bọc cho cẩn thận...

Theo tôi, chúng ta cần có giải pháp khác chứ không thể nào cấm tuyệt đối được vì rất nhiều người đang làm việc này để sống. Cấm rồi họ khó tìm việc khác sẽ sinh ra trộm cắp nghiện ngập. Tôi nghĩ yêu cầu những người chở xe ba gác, xích lô tự chế khi chở đồ thì bao bọc lại cẩn thận.là phương án mà độc giả [email protected] đưa ra

Độc gải có địa chỉ email: [email protected] còn đưa ra giải pháp cho cả cơ quan chức năng và cả người lái xe: Cần đề ra các luật siết chặt thời gian các loại xe vận chuyển, xe chở hàng được phép lưu thông (VD: tránh giờ cao điểm, cấm loại xe này đi ở 1 số tuyến phố trong 1 số khung giờ,...), thiết kế các loại xe chuyên dụng để chở hàng,... Còn chủ sở hữu những phương tiện này cũng phải có trách nhiệm bảo quản vật liệu, tránh gây ùn tắc cũng như các tai nạn không đáng có, nếu không sẽ phải chịu mức phạt thật nặng. Không thể đổ lỗi cho mưu sinh mà làm ảnh hưởng đến tính mạng người khác được.

Trải qua một tuần đưa ra ý kiến và lấy ý kiến bình luận của độc giả trên cả nước về vấn nạn xe “hung thần” gây tai nạn – trách nhiệm thuộc về ai. Chúng tôi đã tiếp nhận được rất nhiều luồng ý kiến khác nhau, có cả đồng tình cũng như chưa đồng tình với quan điểm của bài viết. Nhưng hơn hết, tất cả các ý kiến phản hồi của độc giả trên tinh thần xây dựng đều mong muốn, làm sao để quản lý, siết chặt hơn nữa vấn nạn xe ba gác, xích lô… chở đồ cồng kềnh gây nguy hiểm, không để có thêm một sự việc đau lòng nào xảy ra.
Diễn đàn “Khi những chiếc xe “hung thần” gây hiểm họa: Trách nhiệm thuộc về ai?chính thức được khép lại tại đây. 

BBT xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các độc giả đã quan tâm, đóng góp cho diễn đàn trong suốt những ngày qua!

BBT Sóng Trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN