Làng Quan Tử - ngôi làng tiến sĩ ra sao sau đại dịch COVID -19?

(Sóng trẻ) - Làng Gốm - làng Quan Tử là vùng đất ở hạ lưu ven sông Lô. Đây vốn là một trong số 21 làng cổ có từ 10 người đỗ Đại khoa (tiến sỹ) thời phòng kiến trở lên ở Việt Nam. Đặc biêt, truyền thống hiếu học khoa bảng của làng không hề bị đứt gãy theo dòng chảy thời gian mà còn duy trì đến hiện tại.

Truyền thống hiếu học của làng Quan Tử - làng Gốm

Làng Gốm thuộc xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc nổi tiếng gần xa với tên gọi “làng tiến sỹ” bởi lẽ làng có nhiều người đỗ đạt cao, thành danh qua con đường học hành và có đóng góp lớn cho quê hương đất nước. Theo người dân trong làng kể lại, nơi đây đã xuất hiện sự tồn tại của một làng Gốm quần cư từ thời Hùng Vương. Làng Gốm không chỉ là vùng ven đô của nhà nước Văn Lang xưa, mà còn nằm ngay bên bờ sông Lô, vì vậy ngôi làng này có người Việt cổ quần cư từ sớm là lẽ tất yếu.

anh-1.jpg

Làng Gốm hay còn gọi là làng Quan Tử tức làng con quan được đích thân vua Lê Thánh Tông đặt (Ảnh: Minh Toàn)

Từ hàng trăm năm nay, làng cổ văn hiến này là trung tâm giáo dục, là cái nôi sinh ra hàng chục người đỗ đạt cao dưới thời phong kiến, được mệnh danh là làng khoa bảng. Tiêu biểu nhất phải kể đến 2 danh nhân được coi là Nhân thần của làng là Đức Thành hoàng làng Đỗ Khắc Chung và Đức Tả Tướng quốc Trần Nguyên Hãn. Kể từ khi danh nhân Đỗ Khắc Chung về làng dạy học thì làng xuất hiện hàng trăm danh nho, nhiều người đỗ đạt cao, tạo nên truyền thống khoa bảng cho cả làng.

Bà Trần Thị Bình – bí thư thôn Quan Tử cho biết: “Ở đây người dân chia tiến sỹ làm 2: Tiến sỹ xưa tức tiến sỹ Hán học và tiến sỹ hiện đại. Tên tuổi của các vị Tiến sỹ Hán đều có trên bia TIÊN HIỀN LIỆT VỊ, vốn bia được đặt ở nhà Văn Chỉ. Sau khi Văn Chỉ được gỡ bỏ, bia được rước về phối thờ tại đền Thành hoàng Đỗ Khắc Chung. Danh sách các vị tiến sỹ hiện đại được lưu ở một danh sách riêng và được truyền lại cho từng thế hệ “già làng”.

Ông Hoàng Trường Kỳ, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc là một người con của làng Quan Tử cho biết, theo lời người già cao tuổi của làng truyền lại, vào thời Lê, làng Gốm (làng Quan Tử lúc đó làm gốm) có tới 13 người đỗ tiến sĩ, còn cử nhân, tú tài nhà nào cũng có.

Tính từ khoa thi năm Quý Dậu, niên hiệu Thái Hoà thứ 11 (1453), đời vua Lê Nhân Tông đến khoa thi năm Tân Sửu niên hiệu Thái Hoà thứ nhất, đời Mạc Phúc Hải (1541) làng đã có 13 Tiễn Sỹ. Điều đặc biệt là, số lượng các vị đỗ Đại khoa rất lớn nhưng tập trung trong một giai đoạn chưa đầy 100 năm. Đến thời vua Lê Trung Hưng, số cử nhân, tú tài của làng rất nhiều, trở thành một làng có học vấn. Từ đó, làng đổi tên thành Quan Tử và suy tôn thầy Đỗ Khắc Chung thành Thành Hoàng làng, lập miếu thờ vào năm Cảnh Tự thứ ba (1665).

Duy trì và tiếp nối truyền hiếu học

Truyền thống hiếu học đã ăn sâu vào máu thịt của mỗi người dân làng Quan Tử. Ở đây, không chỉ trẻ em, mà ngay cả người già cũng học tập hàng ngày. Ông Hoàng Văn Xuân (72 tuổi) dù tuổi đã cao, tuy nhiên ông vẫn cập nhật tin tức trên báo giấy hàng ngày, thời gian rảnh ông thường đọc sách để biết thêm nhiều kiến thức mới. Ông nói: “Tôi già rồi thời gian rảnh rỗi cũng không làm gì nên đọc sách để biết thêm nhiều cái mới, cái lạ…”

Lớp trẻ cũng đang dần tiếp nối truyền thống hiếu học của làng, em Trần Văn Mạnh hiện là học sinh lớp 11 trường THPT Ngô Gia Tự (thị trấn Lập Thạch) xứng đáng là 1 người con ưu tú của làng Gốm. Thành tích học tập của Mạnh tương đối ấn tượng: 11 năm liên em đạt học sinh giỏi xuất sắc, trong năm học 2015-2016 em đạt giải 3 khi tham dự kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp tỉnh và được tham gia kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp quốc gia, đặc biệt trong năm học 2016-2017 chỉ riêng cá nhân em Mạnh đã giành tới 7 giải cá nhân với 3 giải cấp tỉnh và 4 giải cấp huyện trong 1 năm học. Em Mạnh chia sẻ: “Được sinh ra và lớn lên tại làng là niềm vinh hạnh rất lớn của em, bởi truyền thống hiếu học của làng luôn là động lực giúp em cố gắng phát triển bản thân mỗi ngày…”

anh-2.jpg
Đền thờ ông Đỗ Khắc Chung – nơi các em học sinh được tuyên dương thực hiện nghi lễ dâng hương tưởng nhớ công ơn của thầy giáo Đỗ Khắc Chung (Ảnh: Minh Toàn)

Không chỉ riêng Mạnh mà hầu hết học sinh, sinh viên trong làng đều có kết quả học tập tương đối ấn tượng. Nhiều em có điều kiện gia đình tương đối khó khăn nhưng nhờ có nghị lực và sự quyết tâm các em đã trở thành những học sinh nghèo vượt khó tiêu biểu của làng. Em Trần Nguyệt Thương (học sinh lớp 8A, trường THCS Sơn Đông) dù có điệu kiện hoàn cảnh gia đình không được khá giả như nhiều hộ dân trong vùng nhưng Thương lại sở hữu thành tích học tập đáng ngưỡng mộ. Hiện là học sinh lớp 8 tuy nhiên số bằng khen mà thương sở hữu đã lên đến lên đến 2 con số, là học sinh giỏi xuất sắc trong nhiều năm liền. “Phải học để thoát khỏi cái nghèo, hơn nữa còn là để tiếp nối sự học của làng…” em Thương cho hay.

Các hoạt động khuyến học của làng cũng được duy trì từ xưa đến nay. Bà Cao Thị Bình (bí thư thôn Quan Tử) cho hay: “Các hoạt động khuyến học của thôn vẫn được duy trì từ xưa đến nay. Thôn thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên dương, khen thưởng cho các học sinh có thành tích học tập xuất sắc. Nhìn chung, tỉ lệ học sinh giỏi trong vùng ở mức cao, nhiều năm con số được khen thưởng lên tới hàng chục em. Quỹ Khuyến học của thôn do các hộ trong vùng khuyên góp tuỳ tâm và tự nguyện, số tiền khuyên góp thường từ 10.000đ. Phần thưởng sẽ được trao vào mỗi dịp đầu năm học để các em có sự chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới".

Làng Quan Tử vang bóng một thời

Làng Gốm với truyền thống khoa bảng lâu đời, nay dưới ảnh hưởng của dịch bệnh bỗng chốc chìm vào quên lãng. Ông Hoàng Trọng Tô (trưởng thôn Quan Tử) cho hay: “Việc nắm được số tiến sỹ trong làng bây giờ gặp nhiều bất cập, chủ yếu là do ít có dịp để làm, những người học hành đỗ đạt rất ít người thậm chí là không quay trở lại làng để sinh sống”.

Số lượng những người trí thức hoặc học cao trong làng cũng không còn nhiều như trước đây. Theo ông Tô, bây giờ trong làng chỉ còn người già – trí thức về hưu trẻ em và những bà con nhà nông, thậm chí là những người đã tốt nghiệp THPT tuy nhiên không đi học nữa mà đi làm công nhân. “Làng chẳng còn mấy ai học cao mà ở lại làng đâu, người ta lên thành phố sống, thậm chí nhiều người định cư ở nước ngoài luôn.”  

anh-3.jpg
Dù lợi nhuận kinh tế thấp, nhưng hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn nắm vị trí độc tôn tại làng (Ảnh: Minh Toàn)

Vốn là một làng khoa bảng có tiếng từ xưa, những hoạt động nhằm ghi công những người trí thức nay bỗng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Việc này được ông Tô lý giải rằng: “Dịch bệnh nên các hoạt động sản xuất ngưng trệ, nay hết dịch rồi thì tập trung vào làm kinh tế. Tôi hay bất cứ ai cũng không có thời gian quan tâm đến vấn đề này như trước kia được nữa”. Số lượng những người đỗ đạt trong làng hiện nay cũng chưa được thống kê một cách chính xác. Người dân trong làng cũng chỉ ước chừng được số lượng tiến sỹ là người con của làng: “khoảng 36-37 người cả xưa cả nay chứ không nhiều…”.

Đáng nói, những di sản người xưa để lại cho làng đang dần chìm vào quên lãng. Trẻ em trong làng biết rất ít  thậm chí không biết về truyền thống khoa bảng của làng. Khi được hỏi về truyền thống hiếu học của ông cha nơi đây, rất nhiều em học sinh trong độ tuổi từ 12-16 đều có chung một câu trả lời: “Em không biết”. Điều này cho thấy, chính thế hệ trẻ những mầm non tương lai của làng lại chính là những người thiếu kiến thức về truyền thống của làng. Công cuộc gìn giữ và tiếp nối truyền thống khoa bảng của làng đã và đang thực sự gặp nhiều khó khăn. Còn điều gì đáng buồn hơn khi chính lớp trẻ đang dần quên đi lịch sử của chính ngôi làng mà họ đang sinh sống?

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật5 tháng trước

Sóng trẻ - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN