Lễ hội truyền thống Chùa Láng – giữ gìn văn hóa Việt

(Sóng trẻ) - Từ lâu, dân gian đã lưu truyền câu ca dao: “ Nhớ ngày mùng bảy tháng ba – Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy”. Hội Chùa Láng diễn ra vào nữa đầu tháng 3 âm lịch, là dịp để người dân tôn vinh, tỏ lòng biết ơn tới vua Lý Thái Tổ và Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Hội diễn ra từ ngày 6 – 8/3 âm lịch.

Nhân dân Hà Nội nói chung, nhất là dân dân cùng ven đô thuộc xã Yên Lãng cũ nói riêng rất tự hào về địa phương mình có một ngồi cổ kính, một di tích lịch sử có tầm cỡ Quốc gia và là nơi có thắng cảnh nổi tiếng một thời ở kinh thành Thăng Long ngày xưa và Hà Nội ngày nay. Đó là Chùa Láng, dân làng thường gọi là Chùa Cả. Chùa còn có tên chữ là “Chiêu Thiền Tự” trên đường Chùa Láng , phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.

0e45c00c1_anh_1.jpg
Ngôi chùa cổ kính có lịch sử lâu đời

Theo tập quán từ lâu đời, hàng năm cứ đến ngày mùng 7/3 âm lịch là ngày tăng khánh, ngày Thiền sư Từ Đạo Hạnh hóa ở Chùa Thầy, dân làng mở Hội. Hội Láng là hội lớn nhất và hấp dẫn nhất ở phía Tây kinh thành Thăng Long.
Hội Láng ngày xưa diễn ra trong vòng 10 ngày, từ ngày mùng 5 tế cha mẹ ở nài Chùa Nền. Ngày mùng 6 lễ “ mộc dục” ( tắm tượng) thay y phục tu hành, mặc áo triều phục của Hoàng đế. Hội Láng hấp dẫn nhất là đám rước có sự tham gia của 9 làng gồm: 7 làng Tổng Hạ và làng Thượng Đình, Thượng Yên Quyết. Đây là đám rước có nhiều người tham gia và được lựa chọn luyện tập rất công phu ngay từ ngày đầu tháng giêng sau Tết. 

0e45c00c1_anh_2.jpg
Quan họ Bắc Ninh “Vào Chùa”  được các nghệ sĩ không chuyên của địa phương thể hiện

Hội Láng nài việc tế lễ, rước Thánh còn có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức nài trời như : thi thổi cơm, đập niêu, chọi gà…cũng nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ như hội thơ, hội thư pháp, thi đấu cờ tướng, thi đánh cờ người, hát quan họ, cải lương…để du khách gần xa cùng tham gia.

0e45c00c1_anh_3.jpg
      Ông đồ cho chữ trong ngày hội

Lễ hội Chùa Láng ngày ngay tuy đơn giản hơn nhưng vẫn được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, phần tế do các cụ hai giới chủ trì, sau đó là lễ dâng hương của các cụ có thâm niên trong làng. Phần hội nài biểu diễn văn nghệ còn có rất nhiều trò chơi dân gian giải trí lành mạnh mang đậm nét bản sắc truyền thống văn hóa Việt.

0e45c00c1_anh_4.jpg
  Rất nhiều du khách, Phật tử khắp mọi nơi về đây dâng hương cầu bình an

Đến với Chùa Láng trong những ngày nay, để thắp nén hương thơm nơi của Phật, nghiêng mình tưởng nhớ và tri ân tới các bậc tiền nhân đã đi vào huyền thoại, lắng nghe tiếng mõ cầu kinh để tâm hồn được thư thái, đồng thời để chiêm ngưỡng một danh thắng nổi tiếng của đất kinh kỳ.
                                                                                
Hoàng Hà
Truyền hình K32A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN