Livestream bán hàng facebook: Bất chấp tất cả để câu khách

(Sóng trẻ) - Nhiều người dùng facebook như phát điên bởi những trò lố bịch mà những kẻ bán hàng online đang lặp đi lặp lại mỗi ngày.

Mảnh đất màu mỡ 

​Từ lâu, giới bán hàng online đã coi Facebook là một trong những  kênh tiếp thị sản phẩm hàng đầu. Thêm vào đó, từ khi tính năng quay video trực tiếp (livestream) ra đời, không gian này lại càng trở thành “mỏ vàng” cho các chủ shop tha hồ vùng vẫy, tiếp thị.

Vậy nhưng có một thực tế, tràn lan các video mang danh bán hàng nhưng thực chất chỉ thấy chủ shop dùng những trò lố livestream hòng câu khách. Cách thức phổ biến là nhảy nhót trên nên nhạc, đưa những câu đố mẹo và yêu cầu người xem comment trả lời để nhận quà. Quà có thể là thẻ cào, tiền hay một bộ sản phẩm được khuyến


a3520591d_screenshot201811.png

Hút tương tác bằng trò giải đố đang là một chiêu thức phổ biến.

Facebook N.M  là chủ một shop bán giày trên mạng. Đều đặn cứ 2 ngày 1 lần, N.M lại quay livestream để tiếp thị sản phẩm. Nhưng tần suất những video giới thiệu về chất lượng, đặc điểm của giày chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Ngày 25.11, suốt một livestream kéo dài cả tiếng đồng hồ, người ta chỉ thấy N.M cầm tấm biển in dòng chữ “Cây nào mà không có quả?” nhảy nhót, múa may và làm những động tác ngớ ngẩn trong tiếng nhạc chát chúa, hô hào người xem comment và chia sẻ video nhiệt tình hơn nữa. 

Tương tự, trang Facebook có tên “Trà giảm cân Đông Y Gia truyền”, ngày 27.11, livestream trên trang này chỉ thấy chủ cơ sở gào rú không biết mệt để người xem trả lời câu hỏi “Đầu nào mà không có não?” với phần thưởng là thẻ cào Viettel 100.000 đồng.

Kết thúc livestream, lượng người theo dõi của trang này tăng lên gần 300 lượt mới. Và đương nhiên chỉ mất đúng nửa tiếng huơ chân múa tay với một thẻ cào điện thoại.

Nguyễn Kiều A (sinh viên, Hà Nội), một người trẻ chuyên bán đồ mỹ phẩm. Từ những ngày đầu hẩm hiu tập tành bán hàng online, được người chị mách cho cách livestream câu khách, cô nàng vụt chốc thu về lượng tương tác ầm ầm. Chỉ cần vài câu đố mẹo đi kèm phần thưởng là mua hàng giá khuyến mại, những video của Kiều A đã được chia sẻ chóng mặt. “Giờ mỗi lần livestream mình lại có thêm mấy chục lượt theo dõi, chả cần làm gì mà các đơn hàng cứ đua nhau tìm đến” – Kiều A chia sẻ.

Ngày càng lố bịch

Theo dõi những livestream có thể thấy, rất nhiều những bình luận hiện ra muốn hỏi thêm thông tin về sản phẩm như nguồn gốc xuất xứ, chất liệu, đặc điểm hay chế độ bảo hành, trả hàng,... Nhưng tất cả đều bị làm ngơ vì chủ shop còn mải mê nhảy múa và kêu gọi share video để tăng view, tăng like.

Gào rú, hò hét trong livestream vẫn còn là nhẹ. Nhiều chủ facebook còn sử dụng độc chiêu cởi đồ khoe thân để kích thích người xem. Gần đây, dư luận từng xôn xao vụ việc một chủ shop bán quần áo ở TP.HCM thuê loạt người mẫu khoe thân hình nóng bỏng ngay trên livestream. Các cô gái cùng nhau thay đồ lót ngay trước màn hình để chào mời khách mua hàng. Livestream này thu hút đến hơn 300.000 lượt xem. 

Chưa dừng lại ở đó, một số người bán hàng còn gây "sốc" khi chửi khách ngay trên livestream. Norin Phạm, thanh niên thường xuyên giả gái rồi văng tục, chửi khách xơi xơi mỗi lần lên sóng. "Không mua thì cút, lèo nhèo mất thời gian của tao" - lời đáp trả của cậu chàng cho một bình luận thắc mắc về sản phẩm.

Theo tìm hiểu PV, những sản phẩm trong các livestream kiểu như thế này, hầu hết đều là hàng kém chất lượng. Khách hàng có thể dễ dàng tìm mua trong các chợ sinh viên với giá thấp hơn rất nhiều. 


00bcfbe23_csd.jpg

Ngập ngụa những  livestream của Norin Phạm là chửi tục và văng bậy

Đó chính là mục đích của các livestream bán hàng, khi lợi dụng chính chia sẻ của khách để tăng độ uy tín cho trang. Từ đó sẽ ép giá lên các sản phẩm và buộc khách phải mua với giá cắt cổ so với thực tế. Nhiều vị khách cả tin đã phải nhận trái đắng "treo đầu dê, bán thịt chó" vì không thể quan sát kĩ sản phẩm qua livestream và trót tin vào sự uy tín giả tạo của các chủ shop online. 

Điều đáng nói, nếu như ở nài đời thực, khách hàng hoàn toàn có quyền từ chối khi bước chân vào những cửa hàng mà cung cách phục vụ yếu kém, mập mờ thông tin. Còn ở trên Facebook, nhan nhản những livestream bán hàng như trên sẽ hiện ra bất chấp bạn có muốn hay không, vì tính lan tỏa của chúng quá mạnh.

Từ một phương thức hữu ích, livestream bỗng chốc biến tướng thành một thủ thuật câu khách, bất chấp danh dự và uy tín của các chủ Facebook. Điều này phản ánh phần nào trình độ yếu kém của thị trường kinh doanh online đang nở rộ hiện nay. Ai và cơ chế nào sẽ quản lý loại hình này trước khi những hậu quả đáng tiếc xảy ra?

Đình Trường

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN