Trung thu và kí ức tuổi thơ
(Sóng Trẻ) - Chiếc đèn ông sao năm cánh tươi màu, những chú cá bánh dẻo, chú heo bánh nướng, những đêm rằm trung thu phá cỗ, tiếng trống tùng rinh… tất cả đã dệt nên những ký ức tuổi thơ mà chẳng bao giờ có thể quên được. Mặc dù biết quy luật của sự phát triển, bỏ cái cũ để thay thế cái mới, nhưng có những cái cũ tuyệt đẹp thật khó bỏ biết bao.
Chẳng cần cầu kỳ và hoa mỹ như những chiếc bánh trung thu bây giờ, những chú heo bánh nướng, những chú cá bánh dẻo nhỏ xinh ngày xưa lại có sức hút đặc biệt đối với lũ trẻ con đến vậy.
Những chú heo con mũm mĩm, cũng làm bằng bột bánh trung thu hẳn hoi, cũng được nướng thơm phưng phức, nhưng trong bụng bánh chỉ có chút nhân đậu xanh hay nhân dừa đơn sơ. Những chú cá xinh xinh được bọc trong một mảnh giấy bóng kính nhỏ, to hơn một chút thì được đặt ngay ngắn trong một chiếc hộp giấy, chiếc bánh chay màu trắng mịn mà mùi vị thơm mát đến lạ kỳ.
Bánh đơn giản là thế nên chẳng đắt tiền đâu, nhưng lại là niềm vui rất lớn cho đứa trẻ nào được nâng niu một chú trong tay, se sẽ đưa lên mũi, rồi đưa lưỡi ra liếm liếm quanh quanh mà chẳng nỡ ăn. Rồi cũng chẳng ngắm mãi được, bẻ miếng đuôi, cắn một miếng, cứ thế mà chú heo chú cá nằm gọn trong mấy cái miệng háu ăn, còn thòm thèm đưa lưỡi vét mãi mấy vụn bánh còn vương lại ở trên viền mép.
Bánh trung thu giờ được chế biến cầu kỳ với nhiều loại nhân khác nhau, hương vị mới lạ hơn nhưng dường như chẳng hợp với khẩu vị trẻ con. Những chiếc hộp trang trí sang trọng để người lớn làm quà biếu quà tặng nhìn sao mà xa lạ. Những chú heo, chú cá cứ dần dần trốn đi đâu mất, trẻ con giờ đủ đầy quá, liệu rằng chúng có còn mặn mà với những chiếc bánh nhỏ xinh, bình dị ngày xưa.
Hình ảnh chú cún bằng bưởi, với đôi mắt tròn đen láy ngơ ngác nhìn các anh các chị phá cỗ trông thật đáng yêu và ngộ nghĩnh làm sao.
Chú chó bưởi được làm cầu kỳ và tỉ mỉ lắm, từ việc làm sao có được một thân hình thật chắc để chú cún có thể nằm cố định, thăng bằng trên giỏ hoặc đĩa. Những múi bưởi thì được tách xòe hẳn ra và được ghim xung quanh thân bằng những chiếc tăm bé xíu. Hai chiếc tai rủ xuống thì được cắt ra từ vỏ, hai hạt nhãn được dùng làm mắt, chiếc lưỡi bé xíu màu hồng từ quả ớt, bốn chiếc chân xinh được làm từ bốn múi bưởi bóc trần. Chỉ trong nháy mắt, một chú cún với bộ lông xù đáng yêu đã xuất hiện trước mắt.
Cầu kỳ là vậy nên bây giờ, cuộc sống bận rộn và dần “công nghiệp hóa” đã khiến người lớn dường như không còn đủ thời gian để có thể ngồi tỉ mẩn từng chút như vậy. Những món ăn tiện lợi hơn, chẳng mất thời gian được thay thế dần, trẻ con ngày nay dường như cũng ít cơ hội để được ngắm nhìn chú chó bưởi xinh xắn, đáng yêu như vậy.
Đèn ông sao, đèn cù, những chiếc đèn lồng làm từ giấy, từ những hộp nhựa nhỏ chỉ được thắp bằng một cây nến nhưng lại đem đến cái sắc màu lung linh, huyền ảo đến lạ kỳ.
Đèn ông sao có lẽ là món đồ chơi tiêu biểu nhất của ngày Tết Trung thu. Vậy mà dù được sản xuất và bày bán rất nhiều, nhưng so với các loại đồ chơi nhập nại, đèn ông sao giờ rất ít được trẻ con để ý tới. Những chiếc đèn ông sư – đèn cù giờ cũng không còn xuất hiện nhiều trên con phố Hàng Mã.
Cái ánh nên lung linh , giản dị tỏa ra sau những mảnh giấy bóng kính đủ màu sắc giờ dường như không còn đủ sức hấp dẫn bọn trẻ. Những chiếc đèn lồng tự ngồi hì hụi làm từ những cái lon sữa bò, hoặc vài miếng giấy kiếng màu xanh đỏ nhặt từ đâu đó, để đến tối đi khoe cùng lũ bạn giờ có lẽ chỉ còn là hình ảnh từ thời xa xưa.
Trẻ con giờ đã có thật nhiều đồ chơi mới, hiện đại hơn, phong phú hơn – có lẽ chẳng chịu quay lại với ngày xưa. Đèn lồng chạy bằng pin, chẳng sợ bị gió thổi làm tắt, có nhạc hay, có hình đẹp nhưng sao giờ nhìn lại khiến nhiều người từng có ký ức về đèn ông sao, đèn cù lại cảm thấy trống trải đến vậy.
Ngày xưa, theo những câu chuyện cổ tích về chị Hằng, chú cuội – Trung Thu là ngày tết dành trọn cho trẻ con. Cuộc sống giờ đã tốt đẹp hơn, nhưng cũng chính trong cái sung túc, đủ đầy về vật chất của cuộc sống hiện đại ngày nay, ý nghĩa của một ngày Tết Trung Thu cho thiếu nhi đôi khi lại mất dần đi.
Những ngày lễ du nhập từ nước nài dường như đã làm mất dần đi sự hứng thú, háo hức của trẻ con dành cho những ngày tết truyền thống của dân tộc. Muốn trở lại tuổi thơ ngày trước, để được tận hưởng trọn vẹn một đêm Rằm phá cỗ theo đúng nghĩa, dường như đã trở thành một điều quá xa xỉ đối với những ai hoài niệm về những ký ức thật đẹp ngày xưa.
Chẳng cần cầu kỳ và hoa mỹ như những chiếc bánh trung thu bây giờ, những chú heo bánh nướng, những chú cá bánh dẻo nhỏ xinh ngày xưa lại có sức hút đặc biệt đối với lũ trẻ con đến vậy.
Những chú heo con mũm mĩm, cũng làm bằng bột bánh trung thu hẳn hoi, cũng được nướng thơm phưng phức, nhưng trong bụng bánh chỉ có chút nhân đậu xanh hay nhân dừa đơn sơ. Những chú cá xinh xinh được bọc trong một mảnh giấy bóng kính nhỏ, to hơn một chút thì được đặt ngay ngắn trong một chiếc hộp giấy, chiếc bánh chay màu trắng mịn mà mùi vị thơm mát đến lạ kỳ.
Bánh đơn giản là thế nên chẳng đắt tiền đâu, nhưng lại là niềm vui rất lớn cho đứa trẻ nào được nâng niu một chú trong tay, se sẽ đưa lên mũi, rồi đưa lưỡi ra liếm liếm quanh quanh mà chẳng nỡ ăn. Rồi cũng chẳng ngắm mãi được, bẻ miếng đuôi, cắn một miếng, cứ thế mà chú heo chú cá nằm gọn trong mấy cái miệng háu ăn, còn thòm thèm đưa lưỡi vét mãi mấy vụn bánh còn vương lại ở trên viền mép.
Bánh trung thu giờ được chế biến cầu kỳ với nhiều loại nhân khác nhau, hương vị mới lạ hơn nhưng dường như chẳng hợp với khẩu vị trẻ con. Những chiếc hộp trang trí sang trọng để người lớn làm quà biếu quà tặng nhìn sao mà xa lạ. Những chú heo, chú cá cứ dần dần trốn đi đâu mất, trẻ con giờ đủ đầy quá, liệu rằng chúng có còn mặn mà với những chiếc bánh nhỏ xinh, bình dị ngày xưa.
Hình ảnh chú cún bằng bưởi, với đôi mắt tròn đen láy ngơ ngác nhìn các anh các chị phá cỗ trông thật đáng yêu và ngộ nghĩnh làm sao.
Chú chó bưởi được làm cầu kỳ và tỉ mỉ lắm, từ việc làm sao có được một thân hình thật chắc để chú cún có thể nằm cố định, thăng bằng trên giỏ hoặc đĩa. Những múi bưởi thì được tách xòe hẳn ra và được ghim xung quanh thân bằng những chiếc tăm bé xíu. Hai chiếc tai rủ xuống thì được cắt ra từ vỏ, hai hạt nhãn được dùng làm mắt, chiếc lưỡi bé xíu màu hồng từ quả ớt, bốn chiếc chân xinh được làm từ bốn múi bưởi bóc trần. Chỉ trong nháy mắt, một chú cún với bộ lông xù đáng yêu đã xuất hiện trước mắt.
Cầu kỳ là vậy nên bây giờ, cuộc sống bận rộn và dần “công nghiệp hóa” đã khiến người lớn dường như không còn đủ thời gian để có thể ngồi tỉ mẩn từng chút như vậy. Những món ăn tiện lợi hơn, chẳng mất thời gian được thay thế dần, trẻ con ngày nay dường như cũng ít cơ hội để được ngắm nhìn chú chó bưởi xinh xắn, đáng yêu như vậy.
Đèn ông sao, đèn cù, những chiếc đèn lồng làm từ giấy, từ những hộp nhựa nhỏ chỉ được thắp bằng một cây nến nhưng lại đem đến cái sắc màu lung linh, huyền ảo đến lạ kỳ.
Đèn ông sao có lẽ là món đồ chơi tiêu biểu nhất của ngày Tết Trung thu. Vậy mà dù được sản xuất và bày bán rất nhiều, nhưng so với các loại đồ chơi nhập nại, đèn ông sao giờ rất ít được trẻ con để ý tới. Những chiếc đèn ông sư – đèn cù giờ cũng không còn xuất hiện nhiều trên con phố Hàng Mã.
Cái ánh nên lung linh , giản dị tỏa ra sau những mảnh giấy bóng kính đủ màu sắc giờ dường như không còn đủ sức hấp dẫn bọn trẻ. Những chiếc đèn lồng tự ngồi hì hụi làm từ những cái lon sữa bò, hoặc vài miếng giấy kiếng màu xanh đỏ nhặt từ đâu đó, để đến tối đi khoe cùng lũ bạn giờ có lẽ chỉ còn là hình ảnh từ thời xa xưa.
Trẻ con giờ đã có thật nhiều đồ chơi mới, hiện đại hơn, phong phú hơn – có lẽ chẳng chịu quay lại với ngày xưa. Đèn lồng chạy bằng pin, chẳng sợ bị gió thổi làm tắt, có nhạc hay, có hình đẹp nhưng sao giờ nhìn lại khiến nhiều người từng có ký ức về đèn ông sao, đèn cù lại cảm thấy trống trải đến vậy.
Ngày xưa, theo những câu chuyện cổ tích về chị Hằng, chú cuội – Trung Thu là ngày tết dành trọn cho trẻ con. Cuộc sống giờ đã tốt đẹp hơn, nhưng cũng chính trong cái sung túc, đủ đầy về vật chất của cuộc sống hiện đại ngày nay, ý nghĩa của một ngày Tết Trung Thu cho thiếu nhi đôi khi lại mất dần đi.
Những ngày lễ du nhập từ nước nài dường như đã làm mất dần đi sự hứng thú, háo hức của trẻ con dành cho những ngày tết truyền thống của dân tộc. Muốn trở lại tuổi thơ ngày trước, để được tận hưởng trọn vẹn một đêm Rằm phá cỗ theo đúng nghĩa, dường như đã trở thành một điều quá xa xỉ đối với những ai hoài niệm về những ký ức thật đẹp ngày xưa.
Chu Vân Anh
Báo Mạng ĐT K28
Báo Mạng ĐT K28
Cùng chuyên mục
Bình luận