Livestream – lợi ích và tác hại, bên nào nặng hơn?

(Sóng trẻ) - Năm 2016 được xem là một năm bùng nổ của live stream bởi chúng xuất hiện và được chia sẻ liên tục trên khắp các trang Facebook. Thế nhưng, rất nhiều trong số đó là những màn live stream xấu xí – hay một sự biến tướng của tính năng này.

Chỉ mới ra đời từ đầu năm 2016, “livestream” (phát trực tiếp) đã nhanh chóng trở thành tính năng nổi bật trên các trang mạng xã hội như Facebook hay mới nhất là cả Instagram. Với tính năng vượt trội, livestream cho phép người dùng tự quay truyền hình trực tiếp, chia sẻ đến bạn bè, người thân và thậm chí là những người theo dõi, quan tâm biết về cuộc sống của họ. 

Thế nhưng, tính năng hiện đại này lại bị nhiều bạn trẻ biến tướng với nhiều mục đích và nội dung khác nhau, mang lại nhiều hệ lụy đáng tiếc. 

Phóng viên đã có cuộc trò chuyện với anh Trần Hà Trung – Quản trị website Hoahoctro.vn và Thieunien.vn; đồng thời là Chuyên viên IT – Quản lý hai sever trên đã có những chia sẻ cụ thể về các vấn đề xoay quay tính năng mới này.

fd8064bc8_5492300_1533031050055261_1388910736990555179_n.jpg
Anh Trần Hà Trung – Quản trị website Hoahoctro.vn và Thieunien.vn; 
đồng thời là Chuyên viên IT – Quản lý hai sever trên

PV: Là một người hoạt động và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, anh đã từng sử dụng tính năng livestream với những mục đích gì? 

Anh Trần Hà Trung: Nài việc livestream để chia sẻ những khoảnh khắc thú vị với bạn bè và người thân, tôi còn sử dụng livestream để phục vụ cho công việc, cụ thể như: Theo dõi hoạt động của người nổi tiếng, tăng tương tác và test các tính năng trên fanpage.

PV: Vậy theo anh, livestream - tính năng hiện đại này có những ưu điểm gì?

Anh Trần Hà Trung: Đây là hình thức tương tác thực tế dễ nhất, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh, có kết nối mạng, chúng ta có thể chia sẻ đến bạn bè người thân cuộc sống hiện tại của mình. 

Còn đối với công việc quản lý fanpage của mình, tôi nhận thấy rằng livestream là hình thức có lượng tương tác tốt nhất Facebook hiện giờ. Khi bạn livestream, nó sẽ hiện thông báo đến tất cả bạn bè của bạn, những ai follow, những ai đã like fanpage của bạn. Chính vì thế lượng tương tác của nó ít nhất gấp mấy trăm lần như khi bạn đăng một bức ảnh tĩnh lên.

PV: Có người cho rằng, “livestream như con dao hai lưỡi, vừa có lợi lại vừa có hại với nhiều biến tướng khôn lường”. Là một người thường xuyên theo dõi và nắm bắt các sự kiện, thông tin diễn ra trên mạng xã hội, theo anh cái hại ở đây là gì?  

Anh Trần Hà Trung: Trong xã hội hiện tại thì “sốc – sex – sến” giúp bạn nổi tiếng nhanh chóng hơn. Nhiều “hot girl vô danh”, “hot boy tự phong” bây giờ “lên đời” sau một đêm chỉ bằng một đoạn live stream “câu view rẻ tiền”. 

Nếu như trước đây, người ta khoe thân thế nào thì bạn được nhìn thế đấy, thì nay, live stream lại “sinh động” hơn, nó biến tướng sang trào lưu “comment để cởi đồ - thích nhìn gì thì mình cởi đấy”. Nếu ngày trước bạn phải căng mắt đọc những dòng trạng thái lăng mạ, chửi bới, nói xấu người khác dài cả gang tay,… thì bây giờ chủ nhân của đoạn live stream sẽ kể, việc của bạn là nghe và chưa hiểu điều gì thì comment, họ sẽ trả lời tường tận từ chân tơ kẽ tóc. 

Cứ như vậy, một bộ phận giới trẻ đã biến nó từ “mảnh đất màu mỡ” sang nơi để “làm loạn”. Những đoạn video trực tuyến nhảm nhí làm mạng xã hội trở nên xấu xí. Nguy hiểm hơn, nó gây tác động xấu tới việc phát triển tâm sinh lý của đối tượng vị thành niên – độ tuổi dễ bị kích động và vào hùa với các trào lưu trên mạng.

PV: Được biết, mới đây, một đôi nam nữ thậm chí còn livestream “khóc than” với cộng đồng mạng và cầu xin sự giúp đỡ về việc bố mẹ không cho kết hôn, anh nghĩ sao về việc đưa cả vấn đề gia đình lên mạng xã hội? 

Anh Trần Hà Trung: Tôi thấy nhiều bạn trẻ đang quá lạm dụng tính năng vốn sinh ra với nhiều ích lợi này. Sự việc này nếu để xin lời khuyên thì không có gì xấu, nhưng chúng ta không nên “tự vạch áo cho người xem lưng”. Những chuyện riêng tư, vợ chồng, gia đình thì nên tự giải quyết chứ không nên phơi ra để lôi kéo nhiều người cùng bàn luận. 

PV: Như anh vừa chia sẻ, các livestream này được “nhiều người cùng bàn luận”. Phải chăng, những màn live stream “xấu xí” này ngày càng xuất hiện nhiều hơn có phải là do sự “tiếp tay” của cư dân mạng?

Anh Trần Hà Trung: Người Việt vẫn còn xu thế vui đâu chầu đấy, thấy gì hay là sẽ vào “lót dép hóng” ngay. Có cầu thì sẽ có cung, về sau, những việc cỏn con cũng được đem ra livestream và cộng đồng mạng chính là bàn tay trực tiếp cổ vũ, biến nó thành một xu hướng.

PV: Thực trạng biến tướng live stream đã khiến cho tính năng này mất đi giá trị nhân văn nguyên bản. Theo anh, cả người phát và người xem nên sử dụng nó như thế nào cho hợp lý? 

Anh Trần Hà Trung: Tính năng này này giống như hình thức phát trực tiếp của truyền hình vậy. Càng ngày xu thế người sử dụng Facebook càng đông và tivi đã trở thành hình thức giải trí của người già. 

Giờ chỉ cần lên Facebook, bạn có thể biết vô vàn chuyện trên trời dưới biển, từ nhà ra ngõ. Nhưng vì thực trạng biến tướng quá đà như hiện nay thì người xem nên chọn lọc livestream cho phù hợp. Cái nào không nên xem thì report để người quản trị Facebook có thể ngăn chặn và hạn chế kịp thời.

PV: Xin cám ơn anh về cuộc nói chuyện thú vị ngày hôm nay. Chúc anh gặp nhiều may mắn và thành công trong công việc. 
Nguyễn Huệ Anh
Trương Thị Kim Oanh 
Lớp Báo chí Đa phương tiện K34A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN