Loại đất kỳ lạ ăn ngon như “bích quy”

(Sóng trẻ) - Tại Lập Thạch, Vĩnh Phúc, đất ngói (hay còn gọi là đất cao lãnh) từng được coi là món ăn khoái khẩu, thậm chí là “đặc sản” để mời khách  ở nơi đây.

Ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc, có một ngôi làng được gọi với cái tên kỳ lạ là “làng ăn đất” hay “làng ăn đặc sản”, rất nổi tiếng với tập tục đào đất để ăn. Bởi lẽ nơi đây, có một loại đất được người dân coi là món ăn khoái khẩu, không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Dù lớp trẻ ở làng này ngày nay đã không còn ăn loại đất phổ biến này như trước nhưng những người cao tuổi nơi đây vẫn duy trì thói quen này.

Loại đất mà người dân ở vùng Lập Thạch dùng để ăn không phải đất bình thường dùng trồng trọt cây cối mà là loại đất đặc biệt, được gọi với tên gọi là đất ngói (hay đất cao lanh), chỉ có thể tìm thấy ở vùng đất này. 

z4722730232921_c51c3307cb5f8c2cc740b86db251ac09.jpg
Loại đất kì lạ có thể ăn được ở vùng Lập Thạch, Vĩnh Phúc. (Ảnh: iVIVU)

Trước đây, đất ngói có thể tìm thấy trên nhiều ngọn núi, tuy nhiên do việc khai thác diễn ra nhiều đời nên ngày nay loại đất này cũng không còn nhiều nữa. Do đó, muốn lấy được “đất ngói” phải đào hố sâu từ 3 - 7m mới thấy. Khi đào đất phải dùng búa đục từng mảng một cho vào rổ rồi đưa cho người trên bờ.

Theo lời kể của người dân địa phương, tục ăn đất nơi đây đã xuất hiện từ từ rất lâu về trước. Chỉ biết rằng qua lời kể của những người lớn tuổi trong làng, từ khi sinh ra, họ đã thấy cha, ông vẫn thường hay cầm miếng đất ngói ăn một cách “ngon lành”. 

Đất cao lanh là một loại đất sét rất đặc biệt có màu trắng, rất bở và có thể chịu được nhiệt độ cao. Thành phần chủ yếu trong loại đất này đó chính là kaolinit và một số những khoáng vật khác như: thạch anh, montmorillonit, illit… Loại đất này có thể ăn sống, nhưng để có mùi vị hấp dẫn thì cần phải trải qua công đoạn chế biến khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng.

Đất khi mới khai thác về còn nhiều tạp đất và sạn nên cần phải cạo hết rìa bên ngoài và chỉ lấy phần trắng bên trong. Sau đó tách thành từng miếng nhỏ, rồi đem hun trên khói rơm để “làm chín”.

z4722730221012_4a2f17d78379720a497b784ad826fb7c.jpg
Để có mùi vị hấp dẫn thì cần phải trải qua công đoạn chế biến khá tỉ mỉ và kỹ lưỡng. (Ảnh: iVIVU)

Để đất ngói được thơm ngon hơn, khi hun khói loại đất này, người ta sẽ hái thêm lá cây sim tươi đốt cháy rồi đưa đất lên hơ trước ngọn lửa. Khói của lá sim sẽ ám vào từng miếng đất, tạo nên vị thơm ngon đặc trưng. Nếu không có thêm loại cây này, sẽ khiến “đất ngói” mất ngon, không thơm, không bùi. Loại đất này khi ăn vào sẽ có mùi của khói, hơi thơm mà cũng hơi hắc, có vị bùi và có chút mặn. Ăn vào sẽ có cảm giác như ăn lương khô nhưng không bị khát nước.

Theo chia sẻ của những người cao tuổi nhất trong làng về nguyên nhân ăn đất, họ “ghiền” ăn món này một phần vì thói quen, phần còn lại vì suy nghĩ ăn có lợi cho sức khỏe. Nhiều người cho rằng ăn đất ngói có thể bổ sung lượng muối khoáng và chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, trên thực tế chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh về lợi ích của việc ăn loại đất này. Tất cả mới chỉ là lời truyền miệng từ người dân trong vùng.

z4722730229683_34d66793500e71ada268cbb4e56be8d8.jpg
Một phần nguyên nhân ăn đất này vì suy nghĩ ăn có lợi cho sức khỏe. (Ảnh: iVIVU)

Không chỉ thế, trong một thời kỳ, loại đất này còn được coi là “thỏi nam châm” giúp gắn kết những người dân nơi đây. Bởi lẽ, mỗi khi đến nhà chơi hay bắt đầu một câu chuyện, người dân nơi đây đều mời nhau ăn miếng đất ngói thay cho miếng trầu. 

Khoảng 20 - 30 năm trước, loại đất này được bày bán tràn lan ở chợ. Không chỉ có thế, Lập Thạch còn từng là đầu mối cung cấp “món ăn” này cho nhiều địa phương trong, ngoài Vĩnh Phúc như: Vĩnh Tường, Hà Giang,... Hiện nay, giá bán loại đất này sau khi đã hun khói rơi vào khoảng 150.000 đồng/0,5kg.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Sóng Trẻ News Awards 2024: Lời hứa tiếp nối của những người làm báo trẻ

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Sự kiện thường niên Sóng Trẻ News Awards của Trang tin điện tử Sóng trẻ trở lại với chủ đề "Evangeline - Lời hứa của hoa hồng", đánh dấu chặng đường 17 năm hoạt động của CLB.

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN