Lưu Quang Vũ - Nhà thơ của những nỗi niềm trăn trở

(Sóng Trẻ) - Ngày này cách đây tròn 25 năm, nền văn học Việt Nam đã vĩnh viễn mất đi một nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa Lưu Quang Vũ. Ông ra đi giữa cái tuổi 40, khi bút lực còn căng tràn và những băn khoăn về cuộc đời, những trăn trở về thế sự vẫn còn chất chứa chờ lời giải đáp.

Sinh ra ở Phú thọ, trải qua những năm tháng tuổi thơ ở miền đất Tổ rồi sau đó cùng gia đình về sống tại Hà Nội, Lưu Quang Vũ đã m nhặt những gam màu  mộc mạc của làng quê trung du Bắc Bộ để thổi vào lời thơ, ý văn... làm nên cái men say phả vào tâm hồn người đọc.

Ông được biết đến là một nhà văn nổi tiếng trên cả hai mảng thơ, văn và kịch. Nhưng ở đây, tôi xin nói riêng về mảng nghệ thuật mà ông đã gắn bó trong suốt chặng đường sáng tác, cũng là mảng nghệ thuật thể hiện rõ nhất con người ông từ tính cách cho đến những thay đổi trong suy nghĩ, tâm hồn, ấy là thơ ca.

d35ca5e30_09_lqvxq.jpg
          Lưu Quang Vũ (17/4/1948 - 29/8/1988) và Xuân Quỳnh.
(Nguồn: Internet)

Chặng đường sáng tác của Lưu Quang Vũ lớn dần với bước đường đời của ông, đi từ những rung động mềm mại, du dương nhất đến những nỗi niềm day dứt, trăn trở khôn nguôi.

Chặng đường thơ đầu tiên của Lưu Quang Vũ bắt đầu từ những năm ông còn học cấp Ba rồi tới khi vào Bộ đội với khoảng  hai mươi bài thơ được in trong tập “Hương cây – Bếp lửa” (in chung với nhà thơ Bằng Việt). Đó là những vần thơ đầy ắp hình ảnh, thanh âm kết tinh từ những kiến thức mà ông thu nhặt trong sách vở cộng thêm trí tưởng tượng quyện hòa với bức tranh đời sống hiện thực muôn hình, muôn vẻ. Dòng chảy cảm xúc trong thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn này cho ta những rung động xốn xang về cuộc đời, con người và về tình yêu (“Vườn trong phố”, “Lá bưởi lá chanh”, “Hơi ấm bàn tay”...).

Cho đến khi bước vào tuổi thanh niên, trải qua những năm tháng lao đao với nỗi niềm day dứt khôn nguôi trước cuộc sống cá nhân trắc trở, trước xã hội đang lồ lộ những mảng đen tối... thì hồn thơ Lưu Quang Vũ cũng đồng thời bước vào độ chín. Chính những nỗi niềm trăn trở dằn vặt ấy đã mang cái hồn nghệ thuật của ông đến gần hơn cái hiện thực cằn cỗi và bỏng rát của cuộc sống, để khêu lên những nhức nhối tê tái của xã hội và phảng phất một linh cảm đối với tương lai: 
“Những áo quần rách rưới
Những hàng cây đẵm mình vào bóng tối
Chiều mờ sương leo lắt đèn dầu
Lũ trẻ ngồi quanh mâm gỗ
Lèo tèo mì luộc canh rau...
Tất cả sẽ ra sao
Mảnh đất nghèo máu ứa?
Người sẽ đi đến đâu
Hả Việt Nam khốn khổ?
Đến bao giờ bông lúa
Là tình yêu của người?
Đến bao giờ ngày vui
Như chim về bên cửa?
Đến bao giờ người mới được nghỉ ngơi
Trong nắng ấm và tiếng cười trẻ nhỏ?...
("Việt Nam ơi")

Dòng chảy cảm xúc của thơ ca Lưu Quang Vũ đã thực sự lên đến độ cao trào nhất là vào khoảng đầu những năm 80, và cũng vào thời điểm này ông cho ra đời hàng loạt các vở kịch lớn với đề tài thế sự gây xôn xao dư luận. Chất thơ ông lúc này không còn hoặc chỉ thảng chút hương vị ngọt ngào, tinh khôi độ đầu mà thay vào đó nó thấm đẫm cái hiện thực đầy uẩn khúc và dồn dập những câu chất vấn chính mình, chất vấn con người: 
Thằng người bé nhỏ
Đứng trước mịt mù sóng vỗ
Ta là ai?
Ta đến để làm gì?”
...
“Ta đến để làm gì ta sẽ đi đến đâu?
Các sinh viên bàn cãi nhau
Về ý nghĩa của tồn tại”
("Bài hát trong một cuốn phim cũ")

....và băn khoăn trước những điều không biết trước
“Ai biết ngày mai sẽ có những gì?
Người đổi thay, năm tháng cũng qua đi
Thế giới mong manh nhiều biến đổi”
("Và anh tồn tại")

Lưu Quang Vũ đã mang nỗi niềm trăn trở của mình đến với thơ ca Việt Nam, thổi vào làng Nghệ thuật bấy giờ một luồng sáng xuyên thời gian và cũng rời bỏ làng Thơ ấy nhanh chóng như lúc đến, như tình yêu. Và, để hôm nay, ta nhớ mãi con người tài hoa của 25 năm về trước ấy.

Lê Thư
Lớp Phát thanh K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN