MC - Mốt học mới của giới trẻ
(Sóng Trẻ) - Với suy nghĩ: chỉ cần một chút cao ráo, ưa nhìn và giọng đọc tàm tạm là có thể trở nên nổi tiếng với nghề MC (dẫn chương trình truyền hình), các bạn trẻ đua nhau theo học các lớp đào tạo MC tại các trung tâm đào tạo. Để rồi sau khóa học, cầm chứng chỉ ngậm ngùi: “Học có khác gì?”
Học theo phong trào, học để nổi tiếng
Minh Anh – sinh viên năm 2 Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội cho biết: “Tham gia các lớp học MC cũng là một hình thức để bọn mình thể hiện sự tự tin với bạn bè. Mình được một vài người bạn cùng lớp giới thiệu, thấy hay hay nên đăng kí. Ít nhất là ở đó cũng được giao lưu bạn bè và gặp các MC nổi tiếng...”.
Ngân Trang - một học viên lớp MC tâm sự: “Học MC chủ yếu là để vui. Mình rủ một vài đứa bạn cùng đi cho đỡ ngại. Rồi dần cũng bỏ hết vì đường xa mà tan học muộn”.
Nghề MC - đâu chỉ trải hoa hồng (Ảnh minh họa từ Internet)
Một khóa học MC tại Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô thông thường gồm 15 – 20 học viên. Tuy nhiên, số lượng học viên đăng kí cho một khóa có thể lên tới 30 – 35 người. Chị Thúy Hiền – phụ trách các lớp MC tâm sự: “Thường mỗi lớp dao động khoảng 20 – 25 hồ sơ đăng kí học. Nhưng số lượng cứ ngày càng tăng do mọi người xin vào học cùng bạn bè, đồng nghiệp. Đến khi kết thúc khóa học có khi chỉ còn vài người”.
MC đang là một trong những nghề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ - những người khao khát được chứng tỏ bản thân và trở nên nổi tiếng trong mắt mọi người.
Khi được hỏi về lý do chọn học MC, phần đông học viên đều trả lời giống nhau ở từ “nổi tiếng”.
Lan Anh - học viên lớp MC tại cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô chia sẻ: “Ao ước lớn nhất của em khi đăng kí khóa học là sẽ trở nên nổi tiếng giống MC Hoài Anh”.
Ngọc Quân - sinh viên lớp MC trường sân khấu cũng giãi bày: “Em rất thích được đứng trên sân khấu và là tâm điểm chú ý của mọi người”.
Có thể thấy, điểm qua các kênh truyền hình trung ương như: VTV, VTC, kênh truyền hình của Thông tấn xã Việt Nam… số lượng MC là rất lớn. Nhưng trong số ấy, những cái tên thực sự để lại ấn tượng thì không nhiều và họ cũng không hẳn là xinh, đẹp.
Nổi tiếng, giàu có chỉ là những cái bề nài, còn đằng sau nó là những vất vả, lo âu, trăn trở với một tấm lòng yêu nghề sâu sắc.
Nghề MC – không chỉ trải hoa hồng
Nếu ai đó ngây thơ hiểu rằng nghề MC chỉ toàn hoa hồng thì người đó hoàn toàn nhầm. MC thực sự là một nghề cơ cực, vất vả và chịu áp lực hơn bất cứ nghề nào khác. Họ chịu sự đánh giá của dư luận ngay cả khi họ đã từ bỏ nghề.
MC Tạ Bích Loan
MC là một nghề khó, đòi hỏi năng khiếu và sự cẩn trọng. Nài một nại hình ưa nhìn, giọng nói chuẩn, MC phải có kiến thức sâu rộng, khả năng ứng biến trong mọi tình huống và một trái tim lý trí. Khi đang dẫn, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra với bạn bè, người thân, MC cũng phải gạt bỏ mọi chuyện để tiếp tục dẫn. Có khi họ phải thức cả đêm, ăn ngủ ở đài để kịp chuẩn bị cho chương trình.
Nghề MC áp lực rất lớn. Để thành danh trong nghề này cần một tình yêu và sự hi sinh vô cùng lớn. Các bạn trẻ cần có một cái nhìn toàn diện để biết mình có phù hợp với MC trước khi đăng kí theo học một khóa học.
Học theo phong trào, học để nổi tiếng
Minh Anh – sinh viên năm 2 Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội cho biết: “Tham gia các lớp học MC cũng là một hình thức để bọn mình thể hiện sự tự tin với bạn bè. Mình được một vài người bạn cùng lớp giới thiệu, thấy hay hay nên đăng kí. Ít nhất là ở đó cũng được giao lưu bạn bè và gặp các MC nổi tiếng...”.
Ngân Trang - một học viên lớp MC tâm sự: “Học MC chủ yếu là để vui. Mình rủ một vài đứa bạn cùng đi cho đỡ ngại. Rồi dần cũng bỏ hết vì đường xa mà tan học muộn”.
Nghề MC - đâu chỉ trải hoa hồng (Ảnh minh họa từ Internet)
Một khóa học MC tại Cung văn hóa hữu nghị Việt – Xô thông thường gồm 15 – 20 học viên. Tuy nhiên, số lượng học viên đăng kí cho một khóa có thể lên tới 30 – 35 người. Chị Thúy Hiền – phụ trách các lớp MC tâm sự: “Thường mỗi lớp dao động khoảng 20 – 25 hồ sơ đăng kí học. Nhưng số lượng cứ ngày càng tăng do mọi người xin vào học cùng bạn bè, đồng nghiệp. Đến khi kết thúc khóa học có khi chỉ còn vài người”.
MC đang là một trong những nghề thu hút sự quan tâm của các bạn trẻ - những người khao khát được chứng tỏ bản thân và trở nên nổi tiếng trong mắt mọi người.
Khi được hỏi về lý do chọn học MC, phần đông học viên đều trả lời giống nhau ở từ “nổi tiếng”.
Lan Anh - học viên lớp MC tại cung Văn hóa hữu nghị Việt - Xô chia sẻ: “Ao ước lớn nhất của em khi đăng kí khóa học là sẽ trở nên nổi tiếng giống MC Hoài Anh”.
Ngọc Quân - sinh viên lớp MC trường sân khấu cũng giãi bày: “Em rất thích được đứng trên sân khấu và là tâm điểm chú ý của mọi người”.
Có thể thấy, điểm qua các kênh truyền hình trung ương như: VTV, VTC, kênh truyền hình của Thông tấn xã Việt Nam… số lượng MC là rất lớn. Nhưng trong số ấy, những cái tên thực sự để lại ấn tượng thì không nhiều và họ cũng không hẳn là xinh, đẹp.
Nổi tiếng, giàu có chỉ là những cái bề nài, còn đằng sau nó là những vất vả, lo âu, trăn trở với một tấm lòng yêu nghề sâu sắc.
Nghề MC – không chỉ trải hoa hồng
Nếu ai đó ngây thơ hiểu rằng nghề MC chỉ toàn hoa hồng thì người đó hoàn toàn nhầm. MC thực sự là một nghề cơ cực, vất vả và chịu áp lực hơn bất cứ nghề nào khác. Họ chịu sự đánh giá của dư luận ngay cả khi họ đã từ bỏ nghề.
MC Tạ Bích Loan
MC là một nghề khó, đòi hỏi năng khiếu và sự cẩn trọng. Nài một nại hình ưa nhìn, giọng nói chuẩn, MC phải có kiến thức sâu rộng, khả năng ứng biến trong mọi tình huống và một trái tim lý trí. Khi đang dẫn, dù có bất cứ chuyện gì xảy ra với bạn bè, người thân, MC cũng phải gạt bỏ mọi chuyện để tiếp tục dẫn. Có khi họ phải thức cả đêm, ăn ngủ ở đài để kịp chuẩn bị cho chương trình.
Nghề MC áp lực rất lớn. Để thành danh trong nghề này cần một tình yêu và sự hi sinh vô cùng lớn. Các bạn trẻ cần có một cái nhìn toàn diện để biết mình có phù hợp với MC trước khi đăng kí theo học một khóa học.
Kim Oanh
Lớp Truyền hình K28A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Truyền hình K28A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận