Mẹ - con quá thân thiết có nên không?
(Sóng Trẻ) - Đây là câu hỏi đã được đưa ra thảo luận trong Hội thảo: “Vấn đề gắn bó mẹ - con và trị liệu tâm lý cho cặp mẹ - con ở Trung tâm N – T Nguyễn Khắc Viện” diễn ra ngày 16/4 tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội.
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, có nhiều em bé Việt Nam dù đã biết đi, biết chạy nhưng vẫn rất bám mẹ và gặp khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè. Rất nhiều em rơi vào tình trạng tự kỉ và không làm chủ được cảm xúc của bản thân mà nguyên nhân là sự gắn bó quá mức của mẹ và con. Tại hội thảo, Tiến sĩ tâm bệnh học và phân tâm học Nguyễn Minh Đức - Giám đốc Trung tâm N - T Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra khái niệm, mô hình cùng các lý thuyết về hiện tượng này.
Những vị khách tham dự hội thảo
Ví dụ trường hợp bé Quang Vinh (3 tuổi) gặp khó khăn trong việc làm chủ đại tiểu tiện và không thể hòa nhập với bạn bè đã được Trung tâm N - T sử dụng kết hợp 2 phương pháp trị liệu: Phương pháp quan sát trẻ nhỏ tại gia đình theo Esther Bick và thăm khám tại gia đình. Sau 2 năm điều trị, bé Nguyễn Quang Vinh đã có thể độc lập, tự tin và hòa nhập hơn.
Rõ ràng sợi dây kết nối giữa “cha - mẹ - con” là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm, sinh lý của trẻ. Tuy nhiên, việc xây dựng mối quan hệ ấy như thế nào không phải là một vấn đề đơn giản. Các bậc cha, mẹ cần phải thật chú ý đến quá hình thành mối quan hệ với con cái để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này, giúp bé có thể phát triển một cách toàn diện hơn.
Trong khoảng 20 năm trở lại đây, có nhiều em bé Việt Nam dù đã biết đi, biết chạy nhưng vẫn rất bám mẹ và gặp khó khăn trong việc hòa nhập với bạn bè. Rất nhiều em rơi vào tình trạng tự kỉ và không làm chủ được cảm xúc của bản thân mà nguyên nhân là sự gắn bó quá mức của mẹ và con. Tại hội thảo, Tiến sĩ tâm bệnh học và phân tâm học Nguyễn Minh Đức - Giám đốc Trung tâm N - T Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra khái niệm, mô hình cùng các lý thuyết về hiện tượng này.
Những vị khách tham dự hội thảo
Ví dụ trường hợp bé Quang Vinh (3 tuổi) gặp khó khăn trong việc làm chủ đại tiểu tiện và không thể hòa nhập với bạn bè đã được Trung tâm N - T sử dụng kết hợp 2 phương pháp trị liệu: Phương pháp quan sát trẻ nhỏ tại gia đình theo Esther Bick và thăm khám tại gia đình. Sau 2 năm điều trị, bé Nguyễn Quang Vinh đã có thể độc lập, tự tin và hòa nhập hơn.
Rõ ràng sợi dây kết nối giữa “cha - mẹ - con” là rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển tâm, sinh lý của trẻ. Tuy nhiên, việc xây dựng mối quan hệ ấy như thế nào không phải là một vấn đề đơn giản. Các bậc cha, mẹ cần phải thật chú ý đến quá hình thành mối quan hệ với con cái để tránh những hậu quả đáng tiếc sau này, giúp bé có thể phát triển một cách toàn diện hơn.
Đặng Thị Thúy Mùi
Báo mạng điện tử K.29
Báo mạng điện tử K.29
Cùng chuyên mục
Bình luận