Méo mó văn hóa ăn uống của giới trẻ

(Sóng Trẻ)-Học ăn, học nói, học gói, học mở”, ăn uống cũng phải quan sát, học tập, không phải muốn ăn gì, ăn như thế nào cũng được. Tuy nhiên, giới trẻ hiện nay có lẽ do quá tập trung vào việc học văn hóa, học những thứ cao siêu mà quên đi những nét đẹp trong ăn uống của người Việt.


Ăn biết mình, quên người

Thanh Thủy (Viện Đại học Mở Hà Nội) vẫn chưa hết ngỡ ngàng về lần ăn cỗ cưới người bạn: “Mình rất ấn tượng với một cô bạn ngồi cùng bàn với mình, ăn mặc lịch sử, chuyện trò nhã nhặn. Nhưng vào bữa ăn thì mình thật ngạc nhiên với cách ăn uống của cô bạn đó. Bạn ấy bới tung cả đĩa để chọn thức ăn, thích món nào thì gắp lấy gắp để mà không phần người khác, những món bạn không thích thì ngồi chê bai, gẩy qua gẩy lại đĩa thức ăn”.

Hình ảnh các bạn trẻ thường tụ tập tại cửa hàng ăn uống sẽ không có gì đáng nói nếu như sự vô tư đến thiếu ý thức của các bạn không khiến nhiều người phải lắc đầu ngán ngẩm. Thu Giang, từng làm phục vụ cho một quán chè trên đường Hồ Tùng Mậu (Hà Nội) cho biết: “Mỗi lần có nhóm đông các bạn trẻ đến ăn là bọn mình lại phải vất vả dọn dẹp. Các bạn ấy vứt giấy ăn, vỏ bánh kẹo lung tung xuống nền nhà sạch sẽ mặc dù đã có sọt rác đặt dưới bàn.

2249d275e_7202707512_10ecc615cd.jpg

Mỗi bưa ăn là một "bãi chiến trường"

Khi ăn uống thì cười nói ồn ào và kèm theo cả những câu nói tục. Bọn mình thực sự rất ái ngại với những vị khách khác trong quán vì mỗi người đều mong có không gian yên tĩnh riêng, chứ ăn uống trong mớ hỗn độn đó thì là tra tấn chứ đâu phải thưởng thức nữa”.

Hiện nay, sự xuất hiện của nhiều cửa hàng tự chọn (buffet) với giá cả phải chăng là sự lựa chọn yêu thích của giới trẻ. Ưu điểm của việc ăn tự chọn là được chọn món theo sở thích mà không phải đắn đo tới giá cả. Có lẽ do vậy nhiều bạn trẻ đã vô tư lấy thức ăn cho đầy đĩa, trong khi họ không thể ăn hết một phần ba số thức ăn đó.

Dường như tâm lý bỏ tiền ra ăn thì muốn ăn bao nhiêu, ăn cho thoải mái, thừa thãi đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều bạn. Đối lập với sự hoang phí của các bạn, nhiều trẻ em ở miền núi chỉ mong ước một bữa cơm đủ no, bữa cơm có thịt cá là niềm ao ước của các em.

Ăn uống cũng là một cách thể hiện sự văn minh của một người. Người Việt ta vốn rất ý tứ trong chuyện ăn uống, nhất là ở những nơi công cộng, tiệc tùng. Giới trẻ nên biết rằng khi nhìn vào cách ăn uống có thể đánh giá được cả một con người. Người thanh sẽ ăn uống nhẹ nhàng, từ tốn, kẻ phàm phu tục tử thường ăn nhồm nhoàm, ăn chỉ biết mình mà quên người.

Coi nhẹ bữa ăn gia đình

Dành nhiều thời gian cho việc học tập và các hoạt động xã hội, không ít các bạn trẻ chọn cách ăn ở cửa hàng, ăn đồ ăn nhanh hoặc ăn vặt để tiết kiệm thời gian. Lệ Nhật (trường THPT Trần Hưng Đạo, Nam Định) chia sẻ: “Em phải học cả ngày ở trường, tối tiếp tục đi học thêm nên em thường ăn ở nài cho tiện, về nhà rất xa, mệt mỏi và cũng tốn thời gian nữa”.

Ăn ở nài đã trở thành thói quen và được cho là giải pháp tiết kiệm thời gian hữu ích của nhiều bạn trẻ. Do đó các bữa cơm gia đình càng trở nên thưa thớt và không được coi trọng.

22495e830_7202707390_6ac4b8b394.jpg

Bữa ăn gia đình đầm ấm dần bị lãng quên


Bác Hoàng Định (Từ Liêm - Hà Nội) cho biết: “Bây giờ muốn một bữa cơm có đầy đủ con cái mà khó quá. Con gái bác đang học lớp 12, nó lấy lí do phải học nhiều nên ăn nài cho tiện. Nhiều khi có hai vợ chồng ngồi ăn với nhau cũng buồn lắm, nhưng giờ giấc của bố mẹ và con cái lại chênh lệch nhau”.

Trong nhiều gia đình hiện nay nếu có được bữa cơm sum họp cùng nhau thì cũng tập trung vào tivi để theo dõi một bộ phim hấp dẫn nào đó. Bữa cơm có còn được nn miệng khi nó trôi qua trong sự im lặng, tẻ nhạt, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình càng thêm khoảng cách?

Hình ảnh bữa cơm gia đình có sự quây quần của ông bà, cha mẹ, con cháu sau những giờ lao động và học tập mệt mỏi là nét đẹp truyền thống trong văn hóa người Việt. Thời gian quây quần bên mâm cơm là khoảng thời gian quý giá khi mọi người đoàn tụ. Sẽ không quá khó để các bạn dành một khoảng thời gian ngắn cùng ăn cơm với gia đình, cùng chia sẻ những câu chuyện, những niềm vui, nỗi buồn trong ngày, để mọi người hiểu nhau và chia sẻ cùng nhau.

Vũ Như Quỳnh
Báo mạng điện tử 29


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN