Miệt mài “bán” sức ở chợ đêm Long Biên

(Sóng trẻ) - Giữa cái rét bất thường của Hà Nội đầu tháng tư, những người lao động ở chợ đêm Long Biên vẩn miệt mài bán sức để kiếm sống. Gánh, kéo, xách, đẩy... những thùng hàng nặng đến điểm tập kết cho thương lái là những công việc thường ngày của họ.

639d85032a73e42dbd62.jpg
Chợ đầu mối Long Biên - Hà Nội lúc rạng sáng.

 

Chợ Long Biên là một trong những chợ đầu mối lớn nhất ở Hà Nội, tập trung nhiều mặt hàng nông sản khắp mọi miền đất nước, nhộn nhịp nhất từ 22 giờ đến 5 giờ sáng.

Gánh nặng cơm áo

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc cả thành phố chìm vào giấc ngủ tĩnh lặng. Thế nhưng, tại chợ Long Biên - nơi được mệnh danh là vùng đất "không ngủ" của Hà Nội, 22 giờ đêm trở đi mới là thời điểm tấp nập, huyên náo nhất. Hàng chục đoàn xe chở đầy nông phẩm từ các tỉnh lẻ như Bắc Ninh, Hà Nam, Phú Thọ hoặc của thương lái Trung Quốc nối đuôi nhau vào ra.

Xen lẫn trong tiếng xe là những tiếng rao bán, hò nhau vang lên không ngớt. Dưới ánh đèn lấp lánh xen lẫn màu sắc rực rỡ của cây trái, hàng trăm tiểu thương tất bật chuẩn bị cho buổi làm việc lúc đêm khuya - rạng sáng. Đối với những người thương lái này, mưu sinh giữa đêm âu cũng là điều bất đắc dĩ. Gánh nặng cuộc sống, nỗi lo "cơm, áo, gạo, tiền" buộc họ phải "nai lưng" làm việc vào thời điểm nhà nhà đang cuộn tròn trong chăn ấm nệm êm.

img_5431.jpg
Tiểu thương và người làm thuê tại chợ Long Biên.

 

Phần lớn lao động cũng như tiểu thương tại khu chợ đầu mối này là người dân nghèo sống tại các tỉnh ven thành phố. Cuộc sống quê nhà quanh năm “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” không đủ ăn khiến họ phải khăn gói tha hương đến vùng đất đô thị để mưu sinh. Những ngày thời tiết thất thường tại Hà Nội cũng không làm chùn chân các lao động chân tay. Dẫu trời có lạnh buốt đến tê người, hay những gánh hàng nặng hàng trăm, hàng chục kg có đè trĩu xuống đôi vai, đôi tay, song các tiểu thương, người làm thuê tại chợ vẫn gắng sức chịu đựng.

img_5436.jpg
Gắng chịu gánh hàng nặng trĩu vai, người đàn ông bước nhanh để vận chuyển nông sản cho kịp giờ.
img_5364.jpg
Mưa lạnh khiến công việc của người lao động lại càng khó khăn hơn.

 

Giữa đám đông ồn ào, huyên náo giữa chợ đêm, chúng tôi chú ý tới một người phụ nữ mang vẻ mặt khắc khổ, mệt mỏi ngồi bên sạp hoa quả nơi góc chợ. Chủ động bắt chuyện khi chị đang tranh thủ nghỉ ngơi ít phút, chúng tôi được biết tên chị là Hoa. Ngày nào cũng vậy, công việc buộc chị Hoa phải có mặt ở chợ từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng. Tiền công trung bình của mỗi ngày lao động dao động trong khoảng 200 - 250 nghìn đồng.

4b6f5ebd8fbe41e018af.jpg
Chị Hoa bên quầy hàng của mình.

 

Co ro trong lớp áo mỏng để chống chọi với cái lạnh, nén tiếng thở dài, chị Hoa tâm sự với chúng tôi lý do khiến chị bám trụ với nghề buôn bán hơn 7 năm nay: “Làm ruộng ở quê không đủ ăn, tôi đành lên Hà Nội làm nghề buôn bán với mong muốn kiếm tiền nuôi hai đứa con đang học đại học. So với làm ruộng, công việc này thu nhập cao hơn, nhưng vất vả lắm. Ngày trời trở lạnh hay mưa gió cũng phải đi làm”. Trông khuôn mặt phờ phạc, đôi mắt thâm cuồng vì mưu sinh của chị, chúng tôi không khỏi chạnh lòng.

img_5336-1.jpg
Khu vực kinh doanh hoa quả tấp nập người mua bán.

 

So với những tiểu thương, hoàn cảnh của các lao động làm thuê tại chợ Long Biên cũng éo le chẳng kém, thậm chí còn có phần khó khăn và khổ cực hơn gấp nhiều lần. Chị Lê Thị Hợp (xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên) một người làm thuê ở chợ Long Biên chia sẻ: “Đội sương gió để mưu sinh nơi chợ đêm vốn là việc không ai mong muốn. Tôi cùng mấy người bạn thuê nhà trọ ở gần cầu Long Biên, ăn ở thiếu thốn nhưng phải cố gắng. Không có vốn nên tôi cũng không biết phải làm gì ngoài chở hàng thuê cho các chủ hàng hoa quả tại chợ. Mỗi đêm thu được hơn 100 nghìn đồng, nếu nhiều việc thì được 200 - 300 nghìn đồng, nhưng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay”.

img_5434.jpg
Trông dáng vẻ nhỏ nhắn, mỏng manh của chị Hợp, không ai nghĩ người phụ nữ này lại có "sức mạnh phi thường", gánh những thùng hàng nặng tới cả trăm kg.

 

Mong ước bình dị

Dẫu gặp nhiều khó khăn, vất vả, song với những người lao động chợ Long Biên, niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai vẫn hiện hữu trong ánh mắt. Anh Lê Văn Quyết, lao động tại chợ Long Biên chia sẻ: "Nghề buôn bán quanh năm vất vả, kiếm được đồng tiền vô cùng khó khăn, song chỉ cần nghĩ tới các con có tương lai tươi sáng là vợ chồng tôi đều cố gắng lao động. Hy vọng năm tới con lớn nhà tôi tốt nghiệp đại học sẽ có công việc ổn định...”.

img_5313.jpg
Chắt chiu từng đồng tiền, anh Quyết phải "bán" đến tận cùng kiệt sức lực của bản thân.

Tương tự anh Quyết, anh Hòa, một lao động xuất thân Hà Tĩnh cũng vì mong muốn một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình nhỏ nơi quê nhà mà tận lực lao động. "Còn sức khỏe thì tôi còn ráng làm. Sửa lại cái nhà cho kiên cố hơn, nuôi hai đứa con ăn học thành tài, có nghề nghiệp ổn định chứ không để chúng phải thất học, nghèo khổ như cha mẹ chúng” - Anh Hòa tâm sự.

9dba4cba9cb952e70ba8.jpg
Tuy vất vả nhưng với anh Hòa đây vẫn là một nghề lao động đáng tự hào.

Mặc gian nan, khó khăn, những người lao động đêm tại chợ Long Biên vẫn không ngừng cố gắng; bởi phía sau họ là những cuộc đời đang ngày ngày lớn lên trong tình yêu thương, mang theo hy vọng về một tương lai tốt đẹp được đánh đổi bằng gánh nặng mà những người cha, người mẹ đang miệt mài gồng gánh mỗi đêm.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN