Nài nem và phở ẩm thực Việt Nam còn có gì?
(Sóng trẻ)-Từ trước đến nay, nem và phở luôn là hai món ăn được du khách nước nài ưa thích mỗi khi đến Việt Nam du lịch. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi ẩm thực Việt Nam đang dần vươn ra thế giới. Tuy nhiên, chúng ta đang quá sa đà việc quảng bá nem và phở mà quên đi rất nhiều món ăn khác.
Sự quảng bá “mạnh mẽ” đi cùng với sự lãng quên
Dù bất kì ai lần đầu tiên nếm thử hương vị phở hay nem đều không thể quên được mùi vị của nó, kể cả người bản địa. Phở được coi là món ăn sáng hàng ngày của người Việt, cũng như nem phải luôn có mặt trong mâm cơm mỗi dịp cúng lễ hay Tết đến.
Chúng ta đã và đang đẩy mạnh, quảng bá hình ảnh, con người Việt Nam qua ẩm thực. Chính vì lẽ đó, nem và phở được chọn để đại diện cũng như quảng bá ẩm thực Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Và không khó có thể thấy trên các phố cổ được bày bán rất nhiều loại áo đủ màu sắc in chữ “iPho” và “iNem” được rất nhiều du khách nước nài mặc chiếc áo đó mỗi khi thăm thú Việt Nam.
Không thể phủ nhận sức ảnh hưởng của phở và nem đối với du khách thập phương, đa số lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam du khách luôn lựa chọn phở là món ăn phải thử. Phở xuất hiện ở mọi nơi, mọi ngóc ngách tại Việt Nam, từ vỉa hè cho đến nhà hàng sang trọng. Du khách nước nài không khỏi xuýt xoa khi được thưởng thức bát phở nghi ngút khói với nước dùng thơm ngọt được ninh kỹ với xương lợn hoặc bò.
Khi được hỏi cảm nhận về món ăn Việt Nam, bạn Christian (28 tuổi, người Mỹ) chia sẻ: “Mình rất thích Việt Nam và món ăn ở đây, các bạn có món phở rất nn hay nem rán là món ăn thú vị đối với mình. Mình được nghe nói đến Việt Nam nhất định phải thử hai món này vậy nên mình đã thử. Tuy nhiên sau mấy ngày ở đất nước các bạn thì mình phát hiện ra còn rất nhiều món nn khác như bún bò Huế, cơm hến, bánh xèo hay nhiều loại bún khác”.
Phở - Món ăn truyền thống của người Việt
Cho tới nay, Phở vẫn được coi là biểu tượng ẩm thực Việt Nam – món ăn được coi là quốc hồn quốc tuý của Việt Nam. Tuy nhiên nếu chỉ quảng bá mỗi phở và nem thì những món ăn khác sẽ không được bạn bè quốc tế biết đến.
Vì vậy chúng ta cần phải mở rộng văn hoá ẩm thực hơn nữa và dần dần đưa những món ăn khác vào danh sách ẩm thực Việt Nam. Điều này sẽ thu hút được nhiều khách du lịch nước nài và nhớ đến Việt Nam – một đất nước tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện và có rất nhiều món ăn nn.
Cần phải đẩy mạnh quảng bá những món ăn của nhiều vùng miền khác
Chúng ta đã may mắn khi có phở và nem là tiền đề để phát huy hơn nữa việc quảng bá các món ăn khác. Bên cạnh những thành công mà phở hay nem mang lại, chúng ta hoàn toàn có thể đưa món ăn của cả 3 vùng miền để quảng bá rộng rãi và khiến du khách nhớ đến Việt Nam với nhiều món ăn độc đáo khác nhau.
Mỗi vùng miền lại có một nét tinh tuý trong ẩm thực riêng. Người miền Bắc thường chuộng những món ăn thanh đạm nhẹ nhàng và chua nhẹ, có thể dễ dàng thấy điều này trong những món như bún thang, bún riêu cua, bún chả,...
Hay người miền Trung chủ yếu thường ăn cay và ngọt nhưng độ ngọt thì ít hơn của người Miền Nam, Các món đặc trưng của người miền Trung: bún bò Huế, bánh bèo, bánh xèo, bánh đập, chả ram, bún cá, bánh tráng thịt luộc,... Còn người miền Nam sở hữu sự đa dạng trong ẩm thực với đầy đủ các vị, và các món đặc trưng có thể kể đến như cá lóc nướng trui, gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang…
Món hủ tíu hấp dẫn của người Miền Nam
Nói không na khi phở và nem đều là món đặc sản của người miền Bắc nói chung và người Hà Nội nói riêng. Vậy nên nếu chỉ bó hẹp quảng bá một món ăn của một vùng miền nào đó mà quên mất rằng các hương vị giữa 3 vùng miền có sự khác biệt rất lớn.
Chúng ta thường nói rằng tính cách con người được phản ánh qua việc thưởng thức ẩm thực. Chính vì thế nếu chỉ quảng bá phở và nem thì du khách nước nài họ chỉ biết đến sự thanh lịch của người miền Bắc mà không biết đến sự nhẹ nhàng của người miền Trung cũng như sự thật thà, giản dị của người miền Nam.
Bánh ram – Món ăn hấp dẫn của người miền Trung
Chính vì vậy, cần phải mở rộng hình ảnh ẩm thực Việt Nam hơn nữa với nhiều hương vị độc đáo cũng như khẩu vị đặc trưng khác nhau giữa 3 vùng miền.
Đã đến lúc chúng ta cần phải bổ sung vào những cuốn hướng dẫn du lịch về bánh mì Hội An. Bún riêu, bún thang của Hà Nội hay bánh xèo, bánh bột lọc của Huế. Hủ tíu, bún mắm của Sài Gòn và còn rất nhiều món ăn khác,... Để người nước nài nhớ về dải đất hình chữ S như một biểu tượng về ẩm thực chứ không phải biểu tượng về một món ăn riêng biệt nào đó.
Ngân Đan
Đa Phương Tiện K34.A1
Cùng chuyên mục
Bình luận