Nan giải bài toán ‘vừa thừa, vừa thiếu’ giáo viên

(Sóng trẻ) - Chuyện cử nhân sư phạm “ế việc” trong bối cảnh thiếu giáo viên đã không còn mới, nhưng để giải bài toán này dường như vẫn còn là thách thức lớn đối với ngành giáo dục.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD-ĐT), cả nước hiện có 56 trường đại học đào tạo ngành sư phạm. Với số lượng hàng chục nghìn cử nhân tốt nghiệp mỗi năm, theo lý thuyết, nguồn nhân lực bổ sung cho hệ thống giáo dục phải là tương đối dồi dào. Tuy nhiên trên thực tế, ngành này vẫn đang phải đối mặt với cuộc “khủng hoảng thừa - thiếu” đầy trái ngang: các địa phương liên tục phản ánh thiếu giáo viên, còn sinh viên khi ra trường luôn trăn trở chuyện đi đâu để tìm việc làm đúng chuyên môn.

anh-1.jpg
“Nghịch lý” thừa cử nhân sư phạm, thiếu giáo viên đứng lớp vẫn làm khó những người đứng đầu ngành giáo dục suốt nhiều năm qua.

 

Ồ ạt chỉ tiêu vì “miễn phí”

Năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2020/NĐ-CP về hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Điều này thúc đẩy số lượng nguyện vọng đăng ký vào các trường sư phạm ngày càng tăng cao. 

Để đáp ứng nhu cầu theo học ngành sư phạm của học sinh, các trường đào tạo đồng loạt tăng chỉ tiêu. Cụ thể, sau khi nghị định được ban hành, chỉ tiêu của ngành Sư phạm Mầm non - Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt được đẩy lên con số 500, gần gấp đôi tổng chỉ tiêu 10 năm trước. Chỉ tính riêng ngành mầm non, chỉ tiêu tuyển sinh của trường đã tăng đến 7 lần. Chỉ tiêu của Trường Đại học Sư phạm TP.HCM hầu như là gấp đôi so với năm trước đó: ngành Giáo dục Tiểu học từ 230 lên 550 chỉ tiêu, ngành Giáo dục đặc biệt từ 45 lên 113 chỉ tiêu...

anh-2.jpg
Mỗi năm có tới 70.000 sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn đang thất nghiệp. Với con số lớn như vậy, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về chất lượng thực sự của những tấm bằng cử nhân.

 

Số lượng sinh viên tăng lên được xem là tín hiệu tích cực đối với ngành giáo dục đang thiếu hụt nhân sự. Tuy nhiên trong thực tế, có không ít sinh viên chọn học sư phạm chỉ vì được “miễn phí”. Những bất cập của ngành đào tạo giáo viên cũng vì thế mà ngày càng trở nên khó giải quyết hơn.

Nhiều sinh viên chia sẻ việc đến với ngành sư phạm không hoàn toàn xuất phát từ đam mê, sở thích mà chỉ vì muốn giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình. Thúy Anh - sinh viên năm hai Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho biết: “Em cũng mong muốn có một tấm bằng đại học nhưng điều kiện kinh tế gia đình khó khăn. Hiện tại ngành sư phạm được miễn học phí nên em quyết định theo con đường nhà giáo”.

Số lượng tuyển sinh tăng vọt dẫn đến việc cả giảng viên lẫn sinh viên không kiểm soát được chất lượng giảng dạy và học tập. Không những thế, mặt trái của việc miễn học phí cho tất cả sinh viên sư phạm với ngành này còn là không hút được người có năng lực, không tạo được động lực nâng chất lượng đào tạo của các trường. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều sinh viên sư phạm ra trường không đáp ứng được yêu cầu của công việc.


Nan giải chuyện thiếu giáo viên vùng cao

Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và trường phổ thông chất lượng cao tập trung ở thành phố, thị xã, khu đô thị lớn, còn vùng nông thôn và các tỉnh lẻ rất ít. Theo một nghiên cứu năm 2014 của TS Nguyễn Kim Dung, Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Việt Nam có 96 trường quốc tế, đứng thứ 12 châu lục và thứ 4 khu vực ASEAN, sau Indonesia, Thái Lan và Malaysia. Các trường quốc tế này chủ yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, các tỉnh có nhưng rất ít.

Mặc dù Nhà nước đã đầu tư rất lớn cho giáo dục vùng khó, tuy nhiên, hiện nay ở các vùng núi, vùng hải đảo, vùng khó khăn trường học xuống cấp do thiên tai, cơ sở hạ tầng giao thông đi lại rất bất tiện. Sinh viên sư phạm sau khi ra trường hầu hết đều mong muốn xin chuyển về thành phố, thị xã nên các vùng khó khăn thiếu về cả số lượng và chất lượng giáo viên.

anh-3.jpg
Dù đã đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ, các giáo viên vẫn không mấy “mặn mà” chuyện “bám trường, bám bản” ở vùng khó.

 

Cô Trần Thị Thu - Hiệu trưởng trường Giáo dục mầm non xã Nậm Sỏ (Lai Châu) chia sẻ: “Điều quan trọng để thu hút giáo viên mầm non, tiểu học về vùng khó là phải có chế độ đãi ngộ tương xứng, tạo điều kiện nhà công vụ, sinh hoạt, di chuyển,... để yên tâm công tác. Nếu không, một số giáo viên dễ nản và không muốn gắn bó”.

Chỉ tiêu biên chế cũng hạn chế, cần bổ sung thêm chỉ tiêu, đặc biệt ở vùng khó, tăng tỉ lệ giáo viên/lớp theo quy định, còn ở vùng thuận lợi cần có cơ chế xã hội hóa phù hợp. Tại một số huyện, thiếu giáo viên, nhưng không có chỉ tiêu, không đủ quỹ lương chi trả,... nhiều bất cập nên không thể tuyển được giáo viên.

Nguyễn Phương Mai - sinh viên năm tư trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: “Khi tốt nghiệp xong, muốn xin vào được vào ngôi trường để dạy trên thành phố là rất khó mà việc được vào biên chế giáo viên hiện nay cũng không phải dễ dàng. Thế nên sự phân công công tác dạy học trên vùng núi, vùng khó khăn cũng ít nhiều khiến giáo viên lo ngại vì sự khắc nghiệt và thiếu thốn”.


Hệ luỵ “đeo bám” làm lãng phí nhân tài

Việc thiếu hụt giáo viên trong trường sẽ dẫn đến chất lượng giảng dạy không tốt. Khi thầy cô giáo làm việc quá sức sẽ không đủ thời gian tái tạo sức lao động. Thiếu giáo viên giảng dạy, học sinh bị học dồn, học ghép, học với thầy cô dạy chéo ban, chéo chuyên môn… dẫn đến chất lượng giờ dạy thấp.

Đã có nhiều trường học do quá thiếu giáo viên nên hiệu phó phải xuống làm chủ nhiệm, hiệu trưởng phải giảng dạy như những giáo viên bình thường, hoặc một giáo viên chủ nhiệm đến 2 lớp gọi là lớp treo. Những học sinh học ở lớp treo sẽ vô cùng thiệt thòi vì thiếu sự chăm sóc tận tình của các thầy cô giáo.

anh-4.jpeg
Nếu “khủng hoảng thừa - thiếu” không được giải quyết triệt để, ngành giáo dục sẽ đối mặt nguy cơ lãng phí rất nhiều nhân tài.

 

Nhìn chung, đây là vấn đề đã tồn tại nhiều năm nay của ngành giáo dục nhưng vẫn chưa có phương hướng giải quyết triệt để. Trong tương lai, Nhà nước và Bộ GD-ĐT cần có thêm những biện pháp thiết thực hơn để tránh gây lãng phí nhân tài.

Theo bạn đọc, ngoài những nguyên nhân nêu trên, tại sao sinh viên sư phạm vẫn thất nghiệp dù ngành giáo dục đang thiếu hụt giáo viên trầm trọng? Quý độc giả có thể tham gia đóng góp ý kiến về vấn đề này dưới phần bình luận.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN