Ngành Báo chí - Chuyên ngành Báo chí Đa phương tiệ

(Sóng trẻ)- Chuyên ngành Báo chí Đa phương tiện là chuyên ngành mới nhất trong Khoa, tuy mới thành lập được 2 năm nhưng luôn khẳng định sự lớn mạnh bằng việc điểm đầu vào thi Đại học khá cao.

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo các nhà báo có trình độ chuyên môn bậc đại học về chuyên ngành Báo chí Đa phương tiện, có khả năng thực hiện chức trách phóng viên, biên tập viên tại các loại hình báo chí khác nhau, hoặc thực hiện cùng lúc nhiều kĩ năng cho hoạt động báo chí, từ báo in, báo mạng điện tử, báo phát thanh, báo truyền hình…; làm cán bộ nghiên cứu giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng, làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lý luận và kỹ năng nghiệp vụ báo chí; đồng thời có thể tự học để nâng cao trình độ hoặc tiếp tục được đào tạo ở trình độ sau đại học.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Kiến thức: Có tri thức khoa học, đặc biệt là tri thức chuyên sâu về chuyên ngành, đồng thời am hiểu rộng các khoa học có liên quan, đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ theo mục tiêu tổng quát đã nêu.

-  Kỹ năng: 

+ Có năng lực hoạt động nghiệp vụ báo chí ở nhiều loại hình báo chí để có thể hội nhập bình đẳng trong hoạt động nghề nghiệp trong khu vực và thế giới.

+ Có khả năng thích ứng rộng để có thể thực hiện các chức trách công tác tại các cơ quan đơn vị có liên quan đến báo chí và truyền thông đại chúng như các cơ quan văn hoá-tư tưởng, các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội…

+ Có năng lực nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và hoạt động thực tiễn.

+ Có khả năng tham gia vào hoạt động tư tưởng của Đảng và các nhiệm vụ chính trị xã hội của Đảng và Nhà nước.

- Về phẩm chất chính trị và đạo đức: 

+ Có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc.

+ Có đạo đức của người cán bộ cách mạng với phẩm chất của người thầy giáo chân chính; có ý thức trách nhiệm nghề nghiệp, có lối sống tích cực, lành mạnh, luôn có sự nỗ lực luôn tu dưỡng rèn luyện cá nhân; có quan hệ tốt với đồng nghiệp và ý thức gương mẫu của người cán bộ cách mạng.

- Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp: 

+ Có khả năng làm phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo; tạp chí; hãng tin; đài phát thanh; đài truyền hình; đài phát thanh – truyền hình; các cơ quan báo mạng điện tử; các trang Web của cơ quan, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp; các tập đoàn; công ty truyền thông...

+ Có khả năng làm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ báo chí và truyền thông đại chúng.

- Trình độ nại ngữ:

Người học khi tốt nghiệp đạt trình độ nại ngữ B1 khung châu Âu (tương đương 550 điểm TOEIC hoặc 500 điểm TOEFL hoặc 5.0 điểm IELTS). 

- Trình độ Tin học:

Người học sau khi tốt nghiệp có kiến thức tin học văn phòng trình độ B, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn công tác.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: Chương trình đào tạo toàn khóa gồm 120 tín chỉ.

4. Đối tượng tuyển sinh:

Mọi công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính, nguồn gốc gia đình, hoàn cảnh kinh tế đều có thể dự thi vào ngành Báo chí, chuyên ngành Báo chí Đa phương tiện nếu có đủ các điều kiện sau:

- Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học bổ túc trở lên; có kết quả xếp loại học lực 2 học kỳ lớp 11 và học kỳ I lớp 12 từ Trung bình khá trở lên;

- Hạnh kiểm cả 3 học kỳ nêu trên xếp loại Khá trở lên;

- Kết quả thi trung học phổ thông quốc gia xếp loại Trung bình khá trở lên;

- Có đủ sức khỏe để học tập và lao động theo các quy định hiện hành của Nhà nước;

- Đạt điểm xét tuyển theo quy định của Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Đối tượng là người nước nài được tuyển sinh theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:

Quy trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ theo Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27  tháng 12  năm  2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp được thực hiện theo Điều 27 của Quy chế 43/2007/QĐ-BGDĐT.

6. Thang điểm: 

Điểm đánh giá bộ phận và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân.

Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức và cách thức quy định tại Điều 24 Quy định đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 3307/QĐ-HVBCTT ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền).

7. Nội dung chương trình:

7.1. Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 120 tín chỉ trong đó:

a04930e14_dpt1.png


7.2. Nội dung chương trình

a04930e14_dpt2.png
a04930e14_dpt3.png
a04930e14_dpt4.png
a04930e14_dpt5.png
955f07fa9_dpt6.png

Theo Ajc
(VQKL)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN